Bài giảng Chủ đề: Thế giới động vật - Tên bài: Nhận biết nơi nguy hiểm, nơi an toàn

doc 7 trang Diệu Hiền 17/04/2025 210
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Chủ đề: Thế giới động vật - Tên bài: Nhận biết nơi nguy hiểm, nơi an toàn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbai_giang_chu_de_the_gioi_dong_vat_ten_bai_nhan_biet_noi_ngu.doc

Nội dung tài liệu: Bài giảng Chủ đề: Thế giới động vật - Tên bài: Nhận biết nơi nguy hiểm, nơi an toàn

  1. GIÁO ÁN Lĩnh vực phát triển tình cảm kỹ năng xã hội Chủ đề: Thế giới động vật Tên bài: Nhận biết nơi nguy hiểm, nơi an toàn Đối tượng: Lớp mẫu giáo 3-4 tuổi Dự kiến thời gian: 18 - 22 phút Người dạy: Lương Thị Thúy Kiều I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU. - Kiến thức: + Trẻ 3 + 4 tuổi: Trẻ biết một số nơi có thể gây nguy hiểm cho bản thân: Nơi nhốt một số con vật hung dữ; ao, hồ, sông, suối, lòng đường; đồ chơi ngoài trời; Biết được những hành động đúng sai có thể đảm bảo an toàn hoặc gây nguy hiểm. - Kỹ năng: + Trẻ 3 + 4 tuổi: Rèn cho trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân khỏi những nơi nguy hiểm; Biết giải quyết một số tình huống để bảo vệ bản thân; Sử dụng ngôn ngữ mạch lạc để trả lời các câu hỏi của cô. Rèn cho trẻ người dân tộc phát âm chuẩn tiếng việt từ: nguy hiểm, an toàn - Thái độ: Trẻ 3 + 4 tuổi : Trẻ mạnh dạn tự tin, biết hợp tác cùng nhau tham gia vào các hoạt động; Giáo dục trẻ biết tự bảo vệ bản thân và tránh những nơi nguy hiểm. II. CHUẨN BỊ: * Của cô: Máy tính, Hình ảnh về nơi nguy hiểm, nơi an toàn; Video về trẻ chơi đá bóng trên vỉa hè; Sa bàn về câu chuyện " Anh em nhà Thỏ", Nhạc Trời nắng trời mưa, nhạc không lời một số bài hát; Một số hình ảnh về những nơi nguy hiểm; Mũ, trang phục Thỏ Nâu *Của trẻ: Mũ thỏ, Mặt mếu, mặt cười, Lô tô các hình ảnh về hành động, nơi nguy hiểm, an toàn, vòng, để chơi trò chơi. III. CÁCH TIẾN HÀNH Hoạt động của cô Hoạt động cảu trẻ 1 . Gây hứng thú Xúm xít xúm xít! "Bên cô, bên cô" Xin chào các bé đến với "Lớp học vui vẻ" Các con ơi, cô thấy hôm nay bạn nào cũng đội một chiếc mũ rất xinh xắn, các bạn đang hoá - Con Thỏ ạ trang thành con vật nào vậy?
  2. Trời hôm nay rất đẹp các chú Thỏ có muốn đi chơi cùng cô không? - Cho trẻ vừa đi vừa vận động theo nhạc bài - Trẻ vừa đi vừa vận động hát “ Trời nắng, trời mưa”. theo bài hát "Trời nắng trời - Các chú Thỏ đi chơi gặp bạn Thỏ Nâu và mưa" được Thỏ Nâu rủ đi du lịch khám phá thế giới - Trò chuyện cùng Thỏ Nâu xung quanh mình. 2 . Nội dung a. Hoạt động 1: Nhận biết nơi nguy hiểm, nơi an toàn * Vườn bách thú (Xem 1 số hình ảnh nguy hiểm khi chơi vườn bách thú) + Các bạn đang làm gì đây các con? ( Đang - Trẻ 3+4 tuổi trả lời trêu con Hổ) - Các bạn trêu con Hổ có nguy hiểm không? - Trẻ 3 + 4 tuổi nghe - Vì sao lại nguy hiểm ? ( Con hổ cào, cắn chúng mình) À con Hổ có móng vuốt và nanh rất sắc, khi lại gần và trêu con Hổ nó sẽ cào và có thể cắn chúng mình đấy. + Còn đây là hình ảnh gì đây? - Trẻ 3 + 4 tuổi trả lời - Các bạn đang làm gì? ( Bạn trêu con Khỉ) - Bạn trêu con Khỉ có nguy hiểm không? - Nguy hiểm ạ - Vì sao lại nguy hiểm nhỉ? - Trẻ 3 + 4 tuổi trả lời - Vậy chúng mình phải làm thế nào để an toàn khi đi chơi ở vườn bách thú. ( Cho trẻ xem hình - Trẻ 3 + 4 tuổi lắng nghe ảnh) = > GD: Các con ạ. Khi được bố mẹ cho đi chơi ở vườn bách thú các con nhớ là phải đứng cách xa nơi nhốt các con vật hung giữ như là: - Bạn trêu con Khỉ ạ Hổ, báo, sư tử, rắn, ... không được cho tay vào - Nguy hiểm ạ chuồng trêu chọc các con vật, vì như vậy sẽ rất - Trẻ 3 + 4 tuổi trả lời nguy hiểm, các con vật đó sẽ cắn hoặc làm đau chúng mình đấy các con nhớ chưa . - Trẻ 3 + 4 chú ý - Thỏ Nâu rủ các bạn về nhà mình rủ Thỏ Anh và Thỏ em đi cùng. * Ao, hồ, sông, suối: Cô kể câu chuyện “Anh em nhà thỏ” nhé! (Cô - Trẻ 3 + 4 tuổi lắng nghe
  3. kể cho trẻ nghe câu chuyện kết hợp sa bàn) Hỏi trẻ : + Các bạn vừa được nghe cô kể câu chuyện gì? - Trẻ 3 tuổi trả lời + Trong câu chuyện Thỏ em đã đi chơi ở đâu? - Trẻ 3+4 tuổi trả lời + Điều gì đã xảy ra với Thỏ em? (Thỏ em bị - Trẻ 3+4 tuổi trả lời Ngã xuống ao) + Còn các con nếu có người rủ ra ao chơi các con có được đi không? Vì sao? Các con sẽ nói như thế nào? (Tớ không đi đâu, nguy hiểm - Trẻ 3+4 tuổi trả lời lắm) À khi có người rủ ra bờ ao, hồ, sông suối chơi - Trẻ 3+4 tuổi trả lời chúng mình phải biết từ chối nhé. ( Cô hỏi 3-4 trẻ) - Trẻ nói "Tớ không đi đâu, Cho trẻ cùng nhắc lại nguy hiểm lắm" - Khi nhìn thấy bạn chơi cạnh ao, hồ, sông, suối các con sẽ khuyên bạn như thế nào? ( Bạn ơi vào đi, nguy hiểm lắm) - Trẻ 3+4 tuổi trả lời - Chúng mình sẽ chơi ở đâu nhỉ? ( Chơi ở trong nhà, chơi ở trong lớp ạ) Chơi ở trong nhà, trong lớp học thì sẽ như thế - Trẻ 3+4 tuổi trả lời nào? ( An toàn ạ) Cho trẻ người dân tộc phát âm chuẩn tiếng - Trẻ dân tộc phát âm việt: nguy hiểm, an toàn => Giáo dục trẻ : Các con ạ! Ao, hồ, sông, suối... là những nơi rất nguy hiểm, nếu chúng mình chơi gần đó chẳng may ngã xuống thì có thể bị ngạt nuớc, nước cuốn trôi , thậm chí còn gây chết đuối . Vì vậy các con không được chơi - Trẻ 3 + 4 tuổi lắng nghe ở gần ao, hồ, sông, suối mà nên chơi ở trong nhà, ở trong lớp học để đảm bảo an toàn các con nhớ chưa. Các con ạ, ao, hồ, sông, suối là nơi rất nguy hiểm, ngoài ra còn có những nơi khác tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm đấy. Để biết đó là nơi nào - Trẻ 3 + 4 tuổi lắng nghe chúng ta cùng quay về lớp học vui vẻ và đón xem một đoạn video nhé. * Chơi đá bóng trên vỉa hè: Cô mở video chơi đá bóng trên vỉa hè - Trẻ 3 + 4 tuổi chú ý + Các con vừa xem đoạn phim nói về điều gì?
  4. + Các bạn nhỏ chơi đá bóng như vậy có đúng không? Vì sao? Nguy hiểm như thế nào? - Trẻ 3 + 4 tuổi trả lời + Các con có được chơi đá bóng trên vỉa hè như các bạn không? + Nếu muốn chơi đá bóng chúng mình sẽ chơi - Chơi ở sân nhà, sân bóng ở đâu? (Sân nhà, sân bóng...) ạ + Thế vỉa hè là nơi dành cho ai? - Vỉa hè là nơi dành cho người đi bộ ạ + Dưới lòng đường là nơi dành cho ai ? - Dưới lòng đường dành => Giáo dục trẻ: Các con ạ, vỉa hè là nơi dành cho xe đạp, xe máy, ô tô ạ. cho người đi bộ, lòng đường là nơi dành cho các phương tiện giao thông: Ô tô, xe máy, xe đạp... đi lại. Vì vậy, chúng mình không được chơi đá bóng trên vỉa hè hay dưới lòng đường, bởi vì xe đi đường sẽ đâm phải chúng mình và - Trẻ 3 + 4 tuổi lắng nghe có thể làm gẫy tay, gẫy chân hoặc có thể gây chết người, như vậy chơi ở vỉa hè, lòng đường có nguy hiểm không ? Sẽ gây mất an toàn cho mình và cho người khác các con nhớ chưa nào! * Mở rộng: Các con ơi ngoài chơi ở những nơi như ao, hồ, sông, suối, dưới lòng đường là những nơi nguy hiểm ra, cô còn thấy các bạn chơi ở những nơi - Trẻ 3 + 4 tuổi lắng nghe chưa an toàn đâu. Các con cùng quan sát xem các bạn đang chơi ở đâu nhé. + Hình ảnh 1: Chơi cầu trượt: Các con thấy bạn - Trẻ 3 + 4 tuổi trả lời đang chơi ở đâu? Bạn chơi như thế nào? - Bạn trượt lao đầu xuống ạ Bạn chơi cầu trượt, trựơt lao đầu xuống trước như vậy có an toàn không? Vì sao? - Nguy hiểm ạ Các bạn chơi như thế này nếu bị ngã, trượt xuống cầu trượt có thể sẽ bị chảy máu đầu, bị - Trẻ 3 + 4 tuổi lắng nghe gãy cổ đấy, rất nguy hiểm đúng không? - Thế các con khi chơi cầu trượt các con chơi như thế nào? ( Xếp hàng lần lượt, không xô đẩy - Trẻ 3 + 4 tuổi trả lời nhau, không trượt lao đầu xuống ) + Hình ảnh 2: Bạn nhỏ đang làm gì? (Leo trèo cây ). - Bạn trèo cây như vậy có nguy hiểm không
  5. các con? Nếu chẳng may tuột tay ngã xuống - Bị ngã, bị gãy tay, gãy bạn sẽ bị làm sao? chân ạ + Hình ảnh 3: Bạn nghịch ổ điện - Bạn đang chơi gì đây các con? - Nguy hiểm ạ - Bạn nghịch ổ điện có nguy hiểm không? - Bị điện giật ạ - Khi chơi ổ điện sẽ như thế nào? À khi chúng mình chơi ở khu vực ổ điện, nếu - Trẻ 3 + 4 tuổi lắng nghe thò tay vào ổ điện sẽ bị điện giật có thể gây chết người đấy. Chúng mình vừa được cùng Thỏ Nâu đi du lịch - Trẻ 3 + 4 tuổi trả lời khám phá và đã biết được những nơi nguy hiểm đó là những nơi nào? ( Ao, hồ, sông, suối, vỉa hè, lòng đường, khu vực có thú dữ...) Cho trẻ xem trên màn hình - Trẻ 3 + 4 tuổi trả lời Và chúng mình sẽ chơi ở những nơi an toàn đó là nơi nào? Cô chốt lại: Qua chuyến du lịch cùng Thỏ Nâu chúng ta nhận biết được một số nơi nguy hiểm - Trẻ 3 + 4 tuổi lắng nghe và cách phòng tránh để giữ an toàn cho mình và cho người khác. Biết chơi ở những nơi an toàn như chơi ở trong nhà, ở trong lớp học . Không được đến gần nơi nhốt các con vật hung giữ, không được chơi ngoài bờ ao, hồ, sông, suối, không chơi trên vỉa hè, dưới lòng - Trẻ 3 + 4 tuổi lắng nghe đường, không được leo trèo cây, không nghịch ổ điện và khi được cô giáo cho ra ngoài trời chơi phải chơi an toàn theo hướng dẫn của cô nhé. Còn ở nhà sẽ chơi và nghe lời ông bà bố mẹ các con nhớ chưa. b. Hoạt động 2: Luyện tập - Trẻ 3 + 4 tuổi lắng nghe Cô cho trẻ chơi " Chọn nhanh nói đúng" Cho trẻ lấy đồ dùng, cô phổ biến cách chơi: Trong rổ của các con là mặt mếu và mặt cười, cô cũng đã chuẩn bị những hình ảnh các bạn đang chơi ở những nơi nguy hiểm và nơi an - Trẻ 3 + 4 tuổi chơi trò toàn. Khi xuất hiện hình ảnh bạn chơi ở nơi chơi nguy hiểm các con sẽ chọn mặt mếu và giơ lên và nói to " nguy hiểm", còn khi hình ảnh bạn chơi ở nơi an toàn thì các con chọn mặt cười
  6. giơ lên và nói " An toàn" Cô tổ chức cho trẻ chơi, nhận xét, sửa sai, tuyên dương trẻ - Trẻ thể hiện cảm xúc * Lồng GD cảm xúc: Các con vừa chơi trò chơi "cười" có vui không? Cô thấy lớp mình chơi trò chơi rấ giỏi, cô thưởng cho lớp mình một nụ cười thật xinh. c. Hoạt động 3: Trò chơi "Đội nào nhanh hơn". Cô chia trẻ thành 2 đội : + Đội 1: Tìm và gắn tranh nơi hoặc hành động nguy hiểm + Đội 2: Tìm và gắn tranh nơi hoặc hành động an toàn. - Cách chơi: Bạn đầu hàng sẽ phải bật vào các vòng thể dục sau đó chọn một bức tranh nơi - Trẻ 3 + 4 tuổi lắng nghe nguy hiểm hoặc an toàn theo yêu cầu của đội mình gắn lên bảng rồi chạy về phía cuối hàng và bạn tiếp theo lên thực hiện. Kết thúc 1 bản nhạc đội nào gắn được nhiều và đúng hơn sẽ là đội chiến thắng. - Luật chơi: Mỗi lượt chơi chỉ được 1 bạn lên chơi và chỉ chọn 1 tranh để gắn lên bảng. Khi - Trẻ 3 + 4 tuổi lắng nghe hết thời gian chơi, đội nào gắn được nhiều hình ảnh đúng yêu cầu của đội mình sẽ thắng cuộc. - Cô quan sát, động viên, khích lệ trẻ chơi - Trẻ 3 + 4 tuổi chơi trò - Nhận xét sau khi trẻ chơi chơi 3. Kết thúc Cô nhận xét tiết học, củng cố dặn dò, cùng trẻ - Trẻ 3 + 4 thực hiện thể hiện bài " Đi dạo "
  7. - Để làm được những công việc đó thì các chú thợ xây cần những dụng cụ, nguyên vật liệu gì nào? ( Mời 1 bạn của đội số 2 trả lời) * Cô cùng trẻ đến với video của đội số 2. - Cô khái quát lại: Khi xây dựng, các chú thợ xây cần có những trang phục như: quần áo, mũ, kính bảo hộ, gang tay, ủng và các đồ dùng như: Bay, bàn xoa, thước xây, xe rùa, xô sách vữa...Và các nguyên vật liệu để xây dựng đó là: Xi măng, gạch, cát sỏi, sắt thép...