Đề thi Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 5 - 6 tuổi

pdf 12 trang Diệu Hiền 19/04/2025 220
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 5 - 6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_bien_phap_giao_duc_ky_nang_phong_tranh_tai_nan_thuong.pdf

Nội dung tài liệu: Đề thi Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 5 - 6 tuổi

  1. BÀI THUYẾT TRÌNH DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP TRƯỜNG GV ĐỖ THỊ THƠ NH 2024 - 2025 BÁO CÁO BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: “Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 5 - 6 tuổi” 2. Tác giả: Đỗ Thị Thơ Giới tính: Nữ Ngày, tháng/ năm sinh: 10/01/1988 Trình độ chuyên môn: Đại học Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên; Trường Mầm non Hồng Giang 3. Thời gian áp dụng biện pháp: Từ tháng 9 năm 2024 II. NỘI DUNG BÁO CÁO 1. Tình trạng thực tiễ n
  2. Trẻ em là nguồn hạnh phúc to lớn của mỗi gia đình, là tương lai của mỗi quốc gia, dân tộc. Trẻ em sinh ra có quyền được chăm sóc, học tập, bảo vệ trong gia đình và cộng đồng. Vì vậy, việc chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em đã trở thành nghĩa vụ, trách nhiệm không chỉ của mỗi gia đình mà của toàn xã hội và đó cũng là trách nhiệm của bậc học mầm non. Trong công tác chăm sóc giáo dục toàn diện cho trẻ thì công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ được xem là một trong những mục tiêu vô cùng quan trọng. Trong đó, công tác phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non được quan tâm hàng đầu. Lứa tuổi mầm non là giai đoạn trẻ phát triển nhanh và mạnh về thể lực, trí lực cũng như nhân cách. Ở giai đoạn này trẻ vô cùng hiếu động, tò mò, trẻ luôn sử dụng mọi giác quan để khám phá thế giới xung quanh mình và muốn được trải nghiệm mọi thứ, từ đó hình thành kỹ năng, vốn sống cần thiết cho cả cuộc đời về sau của trẻ. Tuy nhiên, trẻ còn non nớt chưa có kinh nghiệm trong việc phòng tránh tai nạn thương tích và đảm bảo an toàn cho chính mình sẽ dẫn tới việc có thể gặp tai nạn bất cứ lúc nào. Bên cạnh đó là sự thờ ơ, bất cẩn, thiếu trách nhiệm, thiếu sự quan tâm cần thiết của một bộ phận nhỏ người lớn, đồng thời là sự thiếu về điều kiện chăm sóc, cơ sở vật chất không đảm bảo vệ sinh...cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tai nạn thương tích cho trẻ. Đôi khi, chỉ một phút bất cẩn của người lớn, có thể gây nguy hiểm đến ngay cả tính mạng của trẻ. Đã đến lúc chúng ta nên cho đứa trẻ vào cuộc, để tự bản thân trẻ biết phòng tránh các tai nạn thương tích; bản thân trẻ tự nhận biết và tránh xa những nguy cơ có thể gây tai nạn thương tích cho mình. Có thể nói, việc giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ tức là người lớn đã trang bị công cụ
  3. cho trẻ tự bảo vệ bản thân; giúp cho trẻ mạnh dạn, tự tin và chủ động trong việc phòng tránh tai nạn thương tích xảy ra với mình. Thực tế cho thấy, hiện nay trong gia đình cũng như các nhà trường còn đang chủ quan và coi nhẹ những yếu tố dẫn đến tai nạn thương tích cho trẻ. Người lớn quan niệm rằng, việc phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ là việc của người chăm sóc trẻ chứ không phải việc của trẻ. Vì vậy, công tác giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Năm học 2024 - 2025 tôi được nhà trường, phân công giảng dạy lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi A. Trong quá trình dạy học tôi nhận thấy việc đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác nuôi dạy trẻ ở trường mầm non. Trong quá trình nghiên cứu áp dụng vào lớp tôi phụ trách, tôi thấy có một số ưu điểm và tồn tại, hạn chế như sau: * Ưu điểm: - Nhà trường + Ban giám hiệu nhà trường luôn giúp đỡ tạo mọi điều kiện để giáo viên được học tập, rèn luyện tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. + Cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi trong lớp tương đối đầy đủ đều làm bằng chất liệu an toàn, không gây hại cho trẻ, không có đồ vật sắc nhọn gây nguy hiểm. - Trẻ em + Trẻ phát triển khỏe mạnh, nhận thức tốt, ngoan ngoãn, chăm chỉ đi học đều
  4. - Giáo viên + Giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm yêu nghề, mến trẻ, tận tâm, có trình độ chuyên môn, có đủ các điều kiện bằng cấp đảm bảo. * Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân - Giáo viên + Tôi chưa bao quát tốt được tất cả các trẻ . Nguyên nhân: Số trẻ trong 1 lớp tương đối đông, khi cho trẻ chơi ở sân hay những khu vực rộng cô giáo đôi khi chưa bao quát, quan tâm được hết trẻ - Trẻ em + Trẻ chưa có nhiều kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích. + Trẻ chưa biết tránh những nơi nguy hiểm. + Trẻ mầm non rất hiếu động, đùa nghịch nên nguy cơ dẫn đến tai nạn thương tích là rất cao. Nguyên nhân: Do gia đình trẻ nuông chiều vì vậy kỹ năng phòng tránh tai nạn cho bản thân trẻ chưa có. - Phụ huynh + Một số phụ huynh chưa có kỹ năng về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. + Ý thức chấp hành nội quy của nhà trường của một số phụ huynh còn hạn chế như: Giờ đón trẻ còn đi xe vào trong sân trường. + Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc chăm sóc giáo dục trẻ nên việc phối kết hợp giữa nhà trường và phụ huynh còn gặp khó khăn. Nguyên nhân: Nhận thức của phụ huynh còn chưa đầy đủ, đa số phụ huynh làm nông, đi làm công nhân nên chưa giành nhiều thời gian quan tâm đến con em mình.
  5. => Với những lí Trẻ biết đâu là vật nguy hiểm và nơi nguy hiểm để phòng tránh. 2.2. Biện pháp 2: Giáo viên luôn quan sát và chơi cùng trẻ mọi lúc, mọi nơi. a. Nội dung biện pháp Để đảm bảo an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ tôi luôn đóng vai trò là người bạn lớn của trẻ. Cùng chơi, quan sát và giúp đỡ trẻ, kịp thời ngăn chặn những tranh chấp xảy ra giữa các trẻ. Xử trí các tình huống gây mất an toàn và tôi luôn quan tâm, chú ý tất cả các trẻ kể cả giờ chơi tự do ngoài trời. b. Cách thức, quá trình áp dụng biện pháp Trẻ mầm non ở trường với cô từ sang đến chiều 1 ngày trẻ trải qua rất nhiều hoạt động học, hoạt động vui chơi, hoạt động ăn, hoạt động ngủ hay hoạt động lao động, vệ sinh cũng đều có thể xảy ra các tai nạn thương tích với trẻ. Vì vậy tôi luôn quan tâm và để ý đến trẻ mọi lúc, mọi nơi trong tất cả các hoạt động theo chế độ sinh hoạt trong ngày. Trẻ luôn muốn khám phá mọi đồ vật xung quanh bằng mắt nhìn, tay sờ và cho vào miệng. Vì thế mà trẻ thường mắc phải các tai nạn về đường hô hấp do hít và nuốt phải các dị vật. Tôi phải luôn quan sát nhắc nhở trẻ khi chơi với đồ dùng, đồ chơi để tránh các trường hợp đáng tiếc sảy ra Ví dụ 1: Trong giờ đón trẻ cô xem trẻ có mang đồ dùng đồ chơi đến lớp có gây tai nạn thương tích và thu lại chiều trả lại cho phụ huynh. Ví dụ 2: Trong giờ hoạt động góc, tạo hình thì cô chú ý cách trẻ sử dụng đồ dùng đồ chơi để tránh trẻ khi chơi cho dị vật vào miệng, mũi và tai, hoặc nhắc trẻ sử dụng kéo cẩn thận để không xảy ra tai nạn cho mình và
  6. bạn. Ví dụ 3: Trong giờ HĐNT, đây là hoạt động trẻ rất thích vì trẻ được ra 1 không gian rộng trẻ rất phấn khích không làm chủ được tốc độ dẫn đến thương tích như trầy xước da, bị thương phần mềm. Vì vậy, cô chú ý điểm danh trẻ trước và sau khi HĐNT cô luôn bao quát và chia các khu vực chơi để đảm bảo cho trẻ chơi mà vẫn an toàn. Cô luôn tạo không khí vui vẻ trong mọi hoạt động luôn động viên trẻ chơi đoàn kết không tranh dành đồ chơi để không xảy ra thương tích cho bạn và mình c. Kết quả áp dụng biện pháp biện pháp Trẻ luôn coi cô như một người bạn cùng chơi với trẻ Không chơi những đồ chơi có nguy cơ gây mất an toàn. Trẻ luôn đoàn kết, gắn bó, hợp tác trong khi chơi, không tranh dành đồ chơi của nhau. 2.3. Biện pháp 3: Tự học tập, bồi dưỡng nâng cao kiến thức về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non. a. Nội dung biện pháp Là giáo viên trực tiếp chăm sóc trẻ ở lớp, vì vậy việc bồi dưỡng kiến thức về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non là rất quan trọng và cần thiết. b. Cách thức, quá trình áp dụng biện pháp Bản thân tôi luôn tham gia đầy đủ vào các buổi tập huấn do nhà trường và phòng giáo dục tổ chức. Là người giáo viên, tôi luôn tự học tập nghiên cứu sách báo, internet, tivi và hoàn thiện nội dung, chương trình giáo dục về phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ để phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi và tình
  7. hình thực tế ở địa phương. Làm kế hoạch về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mầm non tại nhóm lớp của mình. Khi trẻ bị tai nạn phải bình tĩnh xử trí sơ cứu tại chỗ, đồng thời báo cho cha mẹ và Ban giám hiệu và đưa trẻ đến trạm y tế nơi gần nhất để cấp cứu kịp thời cho trẻ. c. Kết quả áp dụng biện pháp Đã có 1 số kỹ năng xử trí ban đầu những tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ. Có thái độ tích cực trong việc xử lý tai nạn thương tích ở trẻ và cách phòng chống các yếu tố gây tai nạn thương tích trong thực tiễn chăm sóc giáo dục trẻ tại lớp mình. 2.4. Biện pháp 4: Dạy trẻ có kiến thức, kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích xảy ra. a. Nội dung biện pháp Đây là biện pháp đặc biệt được tôi quan tâm. Để trẻ có những kiến thức, kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích. Tôi trang bị cho trẻ những kiến thức kỹ năng bảo vệ mình tránh nguy cơ mất an toàn trong các hoạt động học, chơi thì tôi lồng ghép dậy trẻ, không chơi các vật sắc nhọn, không nghịch diêm, bật lửa . Những tai nạn thương tích đều có thể phòng tránh nếu các con được trang bị kiến thức về kỹ năng sống ngay từ khi còn nhỏ. b. Cách thức, quá trình áp dụng biện pháp Khi bước vào đầu năm học tôi đã có kế hoạch dạy trẻ kĩ năng “ Phòng tránh tai nạn thương tích” trẻ nhỏ thường rất hiếu động hay chạy nhảy, leo trèo lên bàn ghế, thích tò mò khám phá, hiếu động nên rất dễ bị ngã, bỏng, đứt tay hay bị côn trùng đốt.... Có thể gây nên bầm dập, gãy xương và những thương tích nghiêm
  8. trọng. Các thương tích do ngã có thế phòng được bằng cách, tôi dạy trẻ vào buổi học kĩ năng vào buổi chiều trong tuần. Trong buổi học kỹ năng sống của trẻ, qua các tình huống trẻ được xem ,tôi có thể dạy trẻ cách tự bảo vệ bản thân mình để tránh bị thương tích. Ví dụ: Dạy trẻ phòng tránh tai nạn do điện. Tôi đàm thoại cùng trẻ để biết được sự hiểu biết của các con được đến đâu. Qua ý kiến của cá nhân trẻ và sự hiểu biết của trẻ tôi sẽ đưa ra những biện pháp giáo dục: Các con tuyệt đối không được trèo lên cột điện. Khi có sợi dây điện đứt rơi xuống thì phải đi vòng qua, có thể vẫn còn có điện trong sợi dây đấy. Khi tay còn ướt, các con không được chạm vào công tắc điện, bật tắt đèn. Không nghịch ổ cắm. Không được chọc tay, chọc dao, chọc bút máy vào ổ cắm, làm như vậy sẽ bị điện giật nguy hiểm Trẻ 5 tuổi đã lớn hơn so với các bé trong trường mầm non, cô giáo cần quan tâm đến việc dạy trẻ các kĩ năng tự bảo vệ bản thân, phòng và tránh các TNTT cho mình. Điều đó giúp trẻ hình thành những thói quen tốt trong cuộc sống, trang bị cho trẻ những kĩ năng cần thiết trong sinh hoạt hàng ngày, hoạt động xã hội và cộng đồng. Ví dụ: Dạy trẻ tự bảo vệ bản thân mình bằng quy tắc 5 ngón tay. c. Kết quả áp dụng biện pháp Trẻ biết không nên chạy nhảy. Nhắc bạn không chơi leo trèo ở những nơi mất an toàn. Có trẻ còn biết giúp cô lau nhà khi có nước tràn ra nền khi cô chưa kịp xử lý
  9. Đa số trẻ biết sử lý những tình huống mất an toàn xảy ra trong trường lớp mà tôi đã tạo ra để trẻ làm quen. Trẻ biết đâu là vật nguy hiểm và nơi nguy hiểm để phòng tránh. 2.5. Biện pháp 5:Tuyên truyền và phối kết hợp với cha mẹ trẻ hoặc người chăm sóc trẻ cùng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ: a. Nội dung biện pháp Để phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ, công tác tuyên truyền với cha mẹ trẻ hoặc người chăm sóc trẻ là một trong những biện pháp vô cùng quan trọng. b. Cách thức, quá trình áp dụng biện pháp Do đặc thù của địa phương và tính chất công việc, phụ huynh đa phần làm nông nghiệp và công nhân nên rất bận. Vì vậy, tôi tuyên truyền trao đổi với cha mẹ trẻ hoặc người chăm sóc trẻ vào giờ đón trả trẻ, qua các buổi họp phụ huynh hoặc tuyên truyền trên tin nhắn zalo nhóm của lớp, bảng tuyên truyền của nhóm lớp về cách phòng tránh tai nạn thương tích tại nhà giúp cho phụ huynh hiểu rõ hơn về cách phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. 3. Kết quả: Sau hơn 2 tháng tôi tiến hành khảo sát trên trẻ và đạt được kết quả như sau: STT Kết quả Nội dung Đầu năm Cuối năm Tăng Số Tỉ lệSố Tỉ lệSố lượng lượng lượng
  10. 1 Nhận ra các đồ vật, địa 18/36 50% 29/36 80,5% 11 30,5% điểm có thể gây nguy hiểm 2 Biết tránh xa các mối nguy 16/36 44,4% 29/36 80,5% 13 36,1 hiểm 3 Bình tĩnh biết tìm kiếm sự giúp đỡ của 19/36 52,7% 30/36 83,3% 11 30,6 người lớn 4 Trẻ có kiến thức, kĩ năng phòng tránh 17/36 47,3% 28/36 77,7% 11 30,4 tai nạn thương tích xảy ra. Qua bảng khảo sát sau 2 tháng, ta có thể nhận thấy các số liệu so với bảng đầu năm đã tăng rõ rệt theo chiều hướng tích cực. Sau khi tôi tiến hành thực hiện một số biện pháp, trẻ đã có một số kỹ năng cần thiết để nhận biết và phòng tránh tai nạn thương tích, biết tự bảo vệ bản thân. Số lượng trẻ nhận ra yếu tố không an toàn và có kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích chiếm tỷ lệ cao. a. Đối với giáo viên: