Giáo án Chủ đề: Bản thân - Đề tài: Sự kì diệu của đường (Quy trình 5E)

docx 5 trang Diệu Hiền 17/04/2025 470
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chủ đề: Bản thân - Đề tài: Sự kì diệu của đường (Quy trình 5E)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_chu_de_ban_than_de_tai_su_ki_dieu_cua_duong_quy_trin.docx

Nội dung tài liệu: Giáo án Chủ đề: Bản thân - Đề tài: Sự kì diệu của đường (Quy trình 5E)

  1. GIÁO ÁN: HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC STEAM Lĩnh vực: phát triển nhận thức (KPKH) Chủ đề: Bản thân Đề tài: Sự kì diệu của đường (Quy trình 5E) Lứa tuổi: 4-5 tuổi Thời gian: 25-30 phút Số trẻ: 30 Người thực hiện: Đỗ Thị The Trường mầm non Nguyên Xá I. Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức - Trẻ có hiểu biết về đặc điểm, tác dụng của đường: Đường có màu trắng, đường được làm từ mía, có vị ngọt, dùng để nấu ăn, pha nước uống... - Trẻ giải thích được các loại nước nổi lên trên là do cùng 1 lượng nước nhưng lượng đường khác nhau. Loại nước chìm ở phía là do lượng đường pha vào nước nhiều hơn. 2. Kĩ năng - Vận động thô: Bưng, bê - Vận động tinh: vặn nắp, rót nước, khuấy tan đường, múc nước và đổ nhẹ tay từ trên thành cốc. Kĩ năng tự phục vụ, đặt câu hỏi, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm. 3. Thái độ - Lắng nghe cô hướng dẫn và làm theo, có ý thức sử dụng tiết kiệm vật liệu, dụng cụ an toàn.
  2. - Tích cực hoạt động, giúp đỡ, chia sẻ với bạn bè và người xung quanh. 4. Kết quả áp dụng Mỗi nhóm thực hiện các yêu cầu sau: - Làm đúng quy trình thí nghiệm - Làm cho màu nước ít đường hơn và không có đường nổi bên trên bề mặt nước có nhiều đường nhất. - Tìm thêm được chất khác đường có thể nổi trên bề mặt của nhau . 5. Các thành tố tích hợp - S: Khoa học Trẻ có hiểu biết về đường: Đặc điểm, tác dụng, tính chất Trẻ giải thích được loại nước ở phía dưới là do nước có nhiều đường hơn, nước nổi trên bề mặt là nước có ít đường hơn và không có đường. - T: công nghệ: Cốc, thìa, đường, khay, muối - E: kĩ thuật: Quy trình thực hiện thí nghiệm, kĩ thuật khuấy tan đường trong nước - A: Nghệ thuật: Dự đoán kết quả, tưởng tượng xem các màu nước sẽ như thế nào? - M: Toán: Củng cố kiến thức về số lượng, định hướng, so sánh II. Chuẩn bị Chỗ ngồi cho 4 nhóm trẻ hoạt động, - Mỗi nhóm có 5 chiếc cốc đánh số từ 1-5, đánh vạch - Cốc cao màu trắng: 1 chiếc; 1 cốc đựng đương, 1 cốc đựng muối có kí hiệu - Thìa: 1 chiếc - Chai nước: 1 chai - Khay đựng, khăn lau tay
  3. III. Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ 1. Ổn định tổ chức- bối cảnh Cô cùng trẻ hát và vận động bài hát: “Nhảy cùng - Trẻ hát, vận động ZinZin” - Hát và vận động các con thấy thế nào? - Trẻ trả lời - Để cơ thể khỏe mạnh, nhanh lớn các con phải làm gì? Cô vừa nhận được 1 món quà bạn Bi gửi tặng cho lớp mình, cô con mình cùng khám phá xem đây là món - Vâng ạ quà gì nhé. 2. Phương pháp và hình thức tổ chức 2.1 Gắn kết bối cảnh với bài học - 1, 2,3 mở ra - Quan sát - Đây là cái gì? - Cốc đường ạ - Đếm giúp cô xem có mấy cốc đường? - Trẻ đếm - Còn có cả 1 tấm thiệp nhỏ, cô đọc giúp các con nhé! - Vâng ạ “Gửi các bạn nhỏ lớp 4 tuổi A! Mình là Bi trong câu - Lắng nghe truyện Ngôi nhà ngọt ngào, mình rất muốn biết về sự kì diệu của đường, các bạn hãy giúp mình tìm ra sự kì diệu của đường nhé. Cảm ơn các bạn”. Hôm nay cô con mình cùng nhau làm 1 thí nghiệm vui để tìm ra sự kì diệu của đường nhé. - Vâng ạ 2.2. Thí nghiệm * Khám phá: Đường là gì? - Cho trẻ quan sát cốc đựng đường, các con thấy - Quan sát, lắng nghe và đường có màu gì? trả lời câu hỏi - Các con được ăn, uống đường chưa? - Đường có vị gì? - Mời 4 bạn lên nếm thử xem? Đường có vị gì vậy? - Đường dùng để làm gì? - Đường kính trắng này được làm từ nguyên liệu gì? - Ngoài loại đường này các con còn biết loại đường nào khác? * Khám phá vật liệu dụng cụ Để thực hiện được thí nghiệm cô cần có các vật liệu - Lắng nghe và dụng cụ sau: - Đường: 1 Cốc được viết kí hiệu trên nắp - Màu nước: 3 màu: đỏ, vàng, xanh
  4. - Cốc: 3 chiếc được đánh số 1, 2, 3 và được đánh vạch - Cốc cao màu trắng: 1 chiếc - Thìa: 1 chiếc - Chai nước: 1 chai - Khay đựng, khăn lau * Khám phá các bước thí nghiệm cùng cô - Bước 1: Rót nước vào lần lượt 3 cốc đến vạch đã - Quan sát- khám phá các đánh dấu bước thí nghệm - Bước 2: Cốc số 1 để yên, cho 2 thìa đường vào cốc số 2, 4 thìa đường vào cốc số 3 sau đó dùng thìa khuấy đều cho tan hết đường ở cốc 2, 3 - Bước 3: Cho màu đỏ vào cốc số 1, màu vàng vào cốc số 2, màu xanh vào cốc số 3 sau đó khuấy đều màu ở từng cốc - Bước 4: Cô lấy 1 chiếc cốc cao cô rót nước ở cốc có nhiều đường nhất vào, sau đó cô lấy nước ở cốc có ít đường hơn, dùng thìa lấy nước và đổ từ từ, nhẹ tay, đổ từ trên miệng cốc xuống, các con đoán xem khi cô lấy nước từ cốc số 1 không có đường đổ nhẹ tay lên trên cùng thì điều gì sẽ xảy ra? - Dự đoán kết quả *Trẻ thực hiện thí nghiệm Cô đã chuẩn bị vật liệu và dụng cụ cho các tổ, mời các - Trẻ thực hiện con lấy vật liệu và dụng cụ về chỗ ngồi của tổ mình - Thí nghiệm này gồm mấy bước? - Bước 1 là gì? - Trẻ trả lời - Bước 2 làm gì? - Bước 3 như thế nào? - Bước 4 làm gì? - Quan sát ghi nhận kết quả ở bước 4 - Cho trẻ giải thích Giải thích: Nước ở cốc số 3 ở dưới là do lượng đường - Lắng nghe nhiều hơn ở cốc số 2 và số 1; nước ở cốc 2 nổi trên mặt nước cốc 3 vì lượng đường ít hơn đường ở cốc số 3; nước ở cốc 1 nổi trên nước cốc 1 vì cốc 1 không có đường. 2.3 Củng cố - Đường có màu trắng/ vàng/ nâu, được làm từ mía, cây thốt nốt..., đường dùng làm gia vị, pha nước uống... - Lắng nghe - Qua thí nghiệm ta thấy nước có lượng đường càng
  5. nhiều thì sẽ chìm ở phía dưới, nước có càng ít đường thì nổi lên trên. 2.4. Áp dụng Ngoài đường ra các con nghĩ xem có loại gia vị nào với lượng gia vị khác nhau sẽ làm cho loại nước nổi trên bề mặt của nhau? - Cô chuẩn bị gia vị muối, các con hãy thử với muối xêm điều gì xảy ra? Dụng cụ và vật liệu: Cốc 4, 5, 1 cốc cao, thìa, 1 cốc muối có kí hiệu Cùng thi xem tổ nào thực hiện nhanh hơn nhé. - Trẻ thực hiện 3. Kết thúc Hôm nay cô con mình đã giúp bạn Bi thực hiện thí nghiệm về sự kì diệu của đường, chắc chắn bạn Bi đã - lắng nghe biết được đường kì diệu như thế nào rồi, thay mặt bạn Bi cảm ơn các con, cô khen tất cả lớp mình. - Cô cho trẻ thu dọn đồ dùng - Trẻ thực hiện Người thực hiện Đỗ Thị The