Giáo án Chủ đề: Bản thân - Sự án: Làm dụng cụ hỗ trợ giống bàn tay cho người khuyết tật
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chủ đề: Bản thân - Sự án: Làm dụng cụ hỗ trợ giống bàn tay cho người khuyết tật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
giao_an_chu_de_ban_than_su_an_lam_dung_cu_ho_tro_giong_ban_t.docx
Nội dung tài liệu: Giáo án Chủ đề: Bản thân - Sự án: Làm dụng cụ hỗ trợ giống bàn tay cho người khuyết tật
- HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP STEAM Lĩnh vực: PTTM Chủ đề: Bản thân Dự án: Làm dụng cụ hỗ trợ giống bàn tay cho người khuyết tật ( quy trình 5E) Lứa tuổi: 5-6 tuổi Thời Gian: 30- 35 phút Số trẻ: 30 cháu Người thực hiện: Nguyễn Thị Huế Đơn vị: Trường mầm non Nguyên Xá I. Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức: - Trẻ biết số lượng trong phạm vi 20 - Trẻ biết 1 số chất liệu, vật liệu rời: bìa, thùng carton, ống hút nước, băng dính hai mặt, keo sữa ... - Hiểu ý nghĩa của việc tại sao phải làm bàn tay robot 2. Chuẩn bị - Đồ dùng của cô: + Nhạc một số bài hát: Family finger, nhạc không lời .... + Mô hình bàn tay từ bìa carton, chất liệu, vật liệu rời như: ống hút, sợi dây, bìa, bút dạ, băng dính ... - Đồ dùng của trẻ Mô hình bàn tay từ bìa carton, chất liệu , vật liệu rời như: ống hút, sợi dây, bìa, bút dạ, băng dính ... III. Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ 1. Ổn định tổ chức: - Cô và trẻ cùng hát và vận động theo nhạc bài hát: - Trẻ cùng hát và vận động “Family finger” theo nhạc bài hát - Trò chuyện với trẻ: Con hát bài hát gì? - Trẻ trả lời - Bài hát nói về cái gì? 2. Nội dung Hoạt động 1: Tưởng tượng lên kế hoạch và ý tưởng: Hôm trước các con đã được tìm hiểu về bàn tay + Ai còn nhớ gi về đặc điểm, cấu tạo, cử động của
- bàn tay chia sẻ cho cô và các bạn nào? - 2-3 trẻ trả lời + Tại sao bàn tay cử động được không? Trong buổi thảo luận hôm trước lớp mình đã biết được đặc điểm, cấu tạo, cử động của bàn tay. Cả lớp - Lắng nghe cũng đã đồng ý với dự án làm bàn tay robot cư động được. Hôm nay các con đã sẵn sàng thực hiện dự án làm bàn tay robot cử động được chưa nào? - Sẵn sàng + Con sẽ làm bàn tay robot cử động được như thế nào? + Con sẽ sử dụng nguyên vật liệu gì để làm bàn tay - Trẻ trả lời robot cử động được? + Tìm được nguyên vật liệu gì để thực hiện dự án rồi các con phải làm gì? + Có bản vẽ con sẽ làm gì tiếp theo? + Trong khi chế tạo con cần chú ý yêu cầu gì? - Cô giới thiệu cho trẻ biết mốt số phương tiện , nguyên vật liệu để làm bàn tay robot : ống hút, bìa - Lắng nghe catong, băng dính xốp, kéo, sợi dây để các con chế tạo bàn tay robot cử động được Hoạt động 2: Thiết kế - Trẻ về 2 nhóm tự vẽ 1 bản thiết kế về một bàn tay - Trẻ vẽ robot cử động được mà trẻ sẽ làm. (kĩ năng tạo hình: bản thiết kế vẽ nét thẳng, nét cong, nét ngang, nét xiên, tô màu ) về một bàn tay - Cô đi đến các nhóm hỏi trẻ: + Con đã vẽ xong bản thiết kế của mình chưa? - Trẻ trả lời + Bản vẽ có đầy đủ chi tiết của bàn tay không? +Con có bổ sung thêm gì không? Trong quá trình trẻ in và vẽ cô trò chuyện để trẻ ghi nhớ và đếm số ngón tay, số đốt ngón tay Hoạt động 3 Chế tạo Các con đã hoàn thiện bản vẽ rồi, bây giờ hãy cùng - Trẻ thảo luận các bạn trong nhóm thảo luận xem mình sẽ làm bàn tay robot cử động được như thế nào?
- - Để chế tạo bàn tay robot cử động được con cần - Bìa carton, chất liệu , vật công cụ và vật liệu gì? liệu rời như: ống hút, sợi => Trẻ lựa chọn nguyên vật liệu làm bàn tay robot dây, bìa, bút dạ, băng dính . cử động được cô lắng nghe , quan sát trẻ làm và gợi ý cho trẻ nếu gặp khó khăn Hoạt động 4. Đánh giá- Chia sẻ sản phẩm Cho trẻ chia sẻ và đánh giá sản phẩm với bạn trong - Trẻ mang sản phẩm lên nhóm và trước cả lớp. Hỏi trẻ về bàn tay robot đã trưng bày làm: - Bàn tay robot của con đã giống mẫu thiết kế chưa? - Trẻ trả lời - Bàn tay robot được làm bằng chất liệu gì? - Bàn tay robot có cử động được không? - Bàn tay được trang trí như thế nào? Nếu trẻ làm chưa xong hoặc chưa đủ yêu cầu, hoặc không cử động được giáo viên đặt câu hỏi để trẻ tìm phương án khắc phục - Nếu được làm lại thì con sẽ làm như thế nào? - Trẻ trả lời - Nếu làm tiếp thì con sẽ làm gì? Và cho trẻ cơ hội thêm thời gian để chỉnh sửa 3. Kết thúc: Gợi ý cho buổi học sau: làm gì để bàn tay robot cầm nắm được vật NGƯỜI THỰC HIỆN Nguyễn Thị Huế