Giáo án Chủ đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên - Lĩnh vực: Giáo dục phát triển TCKNXH - Tên hoạt động: Chuẩn bị túi dụng cụ khẩn cấp

docx 4 trang Diệu Hiền 17/04/2025 170
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chủ đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên - Lĩnh vực: Giáo dục phát triển TCKNXH - Tên hoạt động: Chuẩn bị túi dụng cụ khẩn cấp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_chu_de_nuoc_va_cac_hien_tuong_tu_nhien_linh_vuc_giao.docx

Nội dung tài liệu: Giáo án Chủ đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên - Lĩnh vực: Giáo dục phát triển TCKNXH - Tên hoạt động: Chuẩn bị túi dụng cụ khẩn cấp

  1. GIÁO ÁN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC Chủ đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên Lĩnh vực: Giáo dục phát triển TCKNXH Tên hoạt động: Chuẩn bị túi dụng cụ khẩn cấp Độ tuổi của trẻ: Mẫu giáo 5 – 6 tuổi Dự kiến thời gian tổ chức hoạt động: Từ 25- 30 phút. I. Mục đích - yêu cầu 1. Kiến thức: - Trẻ biết tầm quan trọng của túi dụng cụ khẩn cấp. Biết lựa chọn những vật dụng có trong túi dụng cụ khẩn cấp như: Đèn pin, lọ thuốc, chai nước, đồ ăn, băng cứu thương, áo mưa . - Trẻ biết công dụng của một số vật dụng (Đèn pin, lọ thuốc, chai nước, đồ ăn, băng cứu thương, áo mưa . ) 2. Kỹ năng: - Phát triển khả năng quan sát, tư duy, phán đoán, ghi nhớ có chủ định cho trẻ - Rèn cho trẻ trả lời câu hỏi mạch lạc, rõ ràng để diễn đạt sự hiểu biết của mình 3. Thái độ: - Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động, góp phần giáo dục trẻ có thói quen bảo vệ môi trường II. Chuẩn bị: 1. Đồ dùng của giáo viên: - Clip về thiên tai lũ lụt, sạt lở - Balo hoặc túi đựng dụng cụ - Nhạc bài hát: “Em vẽ môi trường mầu xanh”; “Điều đó tùy thuộc hành động của bạn”; “Trái đất này là của chúng mình” ..
  2. 2. Đồ dùng của trẻ: - Vật dụng: Đèn pin, lọ thuốc, chai nước, đồ ăn, băng cứu thương, áo mưa . 3. Địa điểm tổ chức: Trong lớp III. Tiến hành tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Trò chuyện - gây hứng thú - Cho trẻ xem clip về thiên tai lũ lụt và trò chuyện cùng trẻ: - Trẻ xem video + Con nhìn thấy những gì trong clip vừa rồi? - Trẻ trả lời + Vì sao lại sảy ra hiện tượng đó? + Khi xem xong con cảm nhận như thế nào? - Để có môi trường xanh -sạch-đẹp và giảm bớt thiên tai - Trẻ trả lời thì chúng ta phải làm gì? -> Góp phần giáo dục bảo vệ môi trường: Việc chặt phá rừng bừa bãi, khai thác tài nguyên không đúng khiến đồi - Trẻ chú ý lắng núi xói mòn, dễ gây tình trạng sạt lở đất và lũ lụt khi mùa nghe mưa bão đến. Chính vì vậy từ những hành động dù nhỏ như trồng nhiều cây xanh sẽ ngăn chặn được lũ lụt xảy ra. - Khi xảy ra những trường hợp như vừa rồi mọi người rất hốt hoảng và chạy ra khỏi nơi nguy hiểm đó, nhưng nếu chẳng may điều đó xảy ra với chúng mình thì điều đầu tiên là các con phải thật bình tĩnh, di chuyển thật nhanh ra khỏi nơi nguy hiểm và nhớ mang theo chiếc “túi dụng cụ khẩn cấp” + Đã có bạn nào biết đến túi này chưa? - Trẻ trả lời - Giới thiệu về tầm quan trọng và sự cần thiết của túi dụng cụ khẩn cấp:
  3. + Trong trường hợp khẩn cấp, chúng ta phải sơ tán - Trẻ chú ý lắng nhanh ra khỏi khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Chúng nghe ta thường chỉ đủ thời gian để mang đi những vật dụng cần thiết nhất. Túi dụng cụ khẩn cấp này sẽ đựng các vật dụng hữu ích nhất giúp chúng ta sống sót. + Chúng ta cần chuẩn bị túi dụng cụ này trước. Hãy sắp xếp những đồ dùng cần thiết, cho vào túi và đặt túi ở một - Trẻ trả lời nơi thuận tiện có thể lấy ngay. Hoạt động 2: Trẻ thảo luận – Chọn vật dụng cần thiết - Vậy theo các con trong túi dụng cụ khẩn cấp này cần có những đồ dùng gì? - Cô giáo đưa ra thử thách cho các nhóm: Mỗi nhóm sẽ có 1’ - Trẻ thảo luận để thảo luận về những vật dụng cần thiết và những vật dụng nhóm đó có tác dụng gì ? - Trẻ thực hiện - Giáo viên đến từng nhóm gợi ý giúp trẻ đưa ra quyết định lựa chọn những vật dụng cần thiết nhất giúp bản thân sống sót trong trường hợp thiên tai xảy ra. - Sau một khoảng thời gian, cô giáo cho từng nhóm lên trình - Trẻ lên trình bày bày: + Nhóm con đã lựa chọn những vật dụng nào? + Vì sao con lại chọn những vật dụng đó? -> Trong túi dụng cụ khẩn cấp có rất nhiều đồ cần thiết, Khi ứng phó với thiên tai hay gặp phải mối nguy hiểm có chiếc túi này sẽ giúp ích cho mọi người. Hoạt động 3: Trẻ trải nghiệm - Trẻ lắng nghe - Cô hướng dẫn trẻ xếp vật dụng vào túi dụng cụ khẩn cấp:
  4. Vừa rồi cô thấy các bạn đã lựa chọn được rất nhiều đồ dùng cần thiết, bây giờ các bạn hãy sắp xếp những đồ dùng đó vào túi của mình, khi xếp chúng mình cần chú ý: + Xếp vật dụng to hơn, rắn chắc trước, xếp dưới đáy túi + Xếp vật dụng nhẹ, dễ bẹp, méo lên phía trên. Để chiếc túi dụng cụ khẩn cấp của chúng ta thật gọn gàng và dễ lấy khi sử dụng nhé! - Trẻ thực hiện - Cho trẻ về 3 nhóm thực hành xếp vật dụng vào túi dụng cụ khẩn cấp của nhóm mình. - Giáo viên nhận xét, động viên, khuyến khích trẻ. - Chơi trò chơi: Phản ứng nhanh Ở trò chơi này các con phải thể hiện sự nhanh nhẹn và có phản ứng thật nhanh khi có tín hiệu khẩn cấp thì các bạn - Trẻ chơi phải nhanh chóng lấy chiếc túi dụng cụ khẩn cấp lên và chạy thật nhanh về nơi an toàn - Trẻ lắng nghe - Qua bài học hôm nay cô thấy các con đã học được rất nhiều điều bổ ích và thú vị, sau buổi hôm nay các con hãy về nhà giúp bố mẹ chuẩn bị cho gia đình mình 1 chiếc túi dụng cụ khẩn cấp nhé! Và hãy cùng chung tay để “Bảo vệ môi trường” vì “Trái đất này là của chúng mình”. - Trẻ múa hát - Kết thúc: Vận động theo bài hát “Trái đất này là của chúng mình”