Giáo án Hoạt động làm quen văn học - Đề tài: Truyện “tích chu”
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động làm quen văn học - Đề tài: Truyện “tích chu”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
giao_an_hoat_dong_lam_quen_van_hoc_de_tai_truyen_tich_chu.doc
Nội dung tài liệu: Giáo án Hoạt động làm quen văn học - Đề tài: Truyện “tích chu”
- PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ĐÔNG HƯNG TRƯỜNG MẦM NON NGUYÊN XÁ LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VĂN HỌC Đề tài: Truyện “Tích Chu” (KCST: Kể tiếp và kết thúc chuyện) Lứa tuổi: 4 - 5 tuổi Số lượng trẻ: (Cả lớp 25 trẻ) Thời gian: 25 - 30 phút NĂM HỌC 2022- 2023
- I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU 1. Kiến thức - Trẻ biết tên các nhân vật trong đoạn truyện: Bà, Tích Chu,.. - Hiểu nội dung câu truyện:“truyện kể về cậu bé Tích Chu bố mẹ mất sớm cậu được bà yêu thương, chăm sóc chu đáo, nhưng khi lớn lên cậu không yêu thương bà chỉ suốt ngày đi chơi. Bà ốm khát nước quá không có nước uống bà hóa thành chim”. - Có ý tưởng xây dựng tình huống tiếp theo của câu truyện và kể tiếp câu truyện. 2. Kỹ năng - Trẻ có kĩ năng phán đoán, tưởng tượng diễn biến nội dung tiếp theo của câu truyện; - Biết hợp tác làm việc theo nhóm. - Phát triển vốn từ, cách diễn đạt ngôn ngữ mạch lạc, tự tin...cho trẻ. - Trẻ phát âm đúng từ: quần quật 3. Thái độ - Trẻ hứng thú nghe cô kể truyện, mạnh dạn, tự tin khi tham gia các hoạt động; - Biết yêu thương chăm sóc người thân trong gia đình và biết giúp đỡ mọi người; - Trẻ hào hứng tích cực tham gia vào hoạt động. II. CHUẨN BỊ 1. Địa điểm tổ chức: Lớp học hoặc sân khấu hội trường. 2. Đồ dùng * Đồ dùng của cô + Khung nền rối bóng, rối que + Rối bóng (Bà, Tích Chu, ....); + Nhạc không lời khi cô kể chuyện, nhạc không pờ trẻ thảo luận. * Đồ dùng của trẻ + Khung hình, sa bàn quay, bàn,.. + Các nhân vật trong truyện làm từ các nguyên vật liệu khác nhau (vẽ, rối, cốc....các nhân vật trong truyện và các hình ảnh khác để trẻ lựa chọn giải quyết tình huống của nhóm). III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú - Giáo viên giới thiệu các bác, các cô đến dự giờ. - Trẻ vỗ tay - Cô mời các con: “trời tối” - Trẻ nhắm mắt lại - Xuất hiện rối tay hình Tích Chu gọi: Bà ơi, bà đâu rồi; - Chào bạn chào tất cả các bạn, Các bạn ơi, các bạn thấy bà tớ đâu - Tớ không thấy không? Không biết từ sáng đến giờ bà tớ đi đâu, tớ chào - Tớ chào bạn các bạn, tớ đi tìm bà tớ đây? - Các con ơi, ai vừa đến thăm lớp mình nhỉ? - Bạn nhỏ ạ - Bạn nhỏ đi đâu? - Đi tìm bà ạ
- - Bạn có thấy bà không? - Không ạ - Ở nhà các con có sống với bà không? Sống với bà nào? - Có ạ, sống với bà nội, bà ngoại. - Các con có yêu thương bà không? - Có ạ => GD trẻ: Yêu thương, chăm sóc bà. - Trẻ lắng nghe - Cô biết có 1 bạn nhỏ không chăm sóc bà, mải rong chơi, không biết điều gì sẽ sảy ra với bạn nhỏ đấy, bây giờ các con hãy nhìn lên sân khấu này nhé! Hoạt động 2: Nội dung bài mới 2.1. Cô kể truyện kết hợp với rối bóng (cô không kể đoạn kết của câu truyện). * Tóm tắt nội dung truyện:“Đoạn truyện kể về cậu bé - Trẻ nghe cô kể truyện Tích Chu bố mẹ mất sớm cậu được bà yêu thương, chăm sóc chu đáo, nhưng khi lớn lên cậu không yêu thương bà chỉ suốt ngày đi chơi. Bà ốm khát nước quá không có nước uống bà hóa thành chim bay đi” 2.3. Đàm thoại: + Đoạn truyện được diễn ra ở đâu? - Ở nhà bạn Tích Chu ạ + Tích Chu sống với ai? Vì sao phải ở với bà? - Trẻ trả lời + Hàng ngày bà phải làm việc như thế nào? * Giải thích từ khó "quần quật" nghĩa là làm rất nhiều - Trẻ lắng nghe công việc, bà làm việc suốt ngày, luôn chân luôn tay.(Cho trẻ phát âm lại từ quần quật). - Phát âm lại + Bà đã làm những việc gì cho Tích Chu? - Trẻ trả lời + Tích Chu có yêu thương bà không? Vì sao? - Trẻ trả lời + Khi bà ốm bà gọi Tích Chu như thế nào? + Bà hóa thành con gì? => Khi Bà biến thành chim, Tích Chu quay về nhà vừa buồn, vừa đói Tích Chu khóc rất nhiều. Không biết Tích - Lăng nghe Chu sẽ làm như thế nào để bà trở lại thành người. - Nếu con là Tích Chu con sẽ làm như thế nào? (hỏi 2- 3 trẻ) 2.3. Thảo luận nhóm, xây dựng tình huống (3 nhóm) - Bây giờ các bạn sẽ về các nhóm cùng thảo luận để tìm ra tình huống giúp bạn Tích Chu. Cô đưa ra bức tranh nền câu chuyện, sa bàn quay, các nhân vật trong truyện - Trẻ về nhóm và rất nhiều hình ảnh khác nhau để trẻ lựa chọn cho nhóm mình. - Các con chia về các nhóm và nhiệm vụ của mỗi nhóm
- là thảo luận, lựa chọn và tìm ra tình huống thông minh - Các nhóm cùng thảo luận, nhất giúp bà trở thành người (cô đến từng nhóm đưa ra lựa chọn và gắn hình ảnh những câu hỏi gợi mở để hỗ trợ trẻ, kích thích sự sáng => đại diện trẻ kể tình tạo). huống của nhóm mình + Trẻ thảo luận xong, từng nhóm lên gắn tranh và trình bày tình huống của nhóm mình. - Vậy là, mỗi nhóm đã đưa ra các tình huống khác nhau để giúp Tích Chu cho bà trở lại thành người. - Cô Hạnh và cô có một tình huống khác để giúp bà - Trẻ chú ý lắng nghe. trở thành người. Các con hãy cùng xem nhé. 2.4. Cô kể trọn vẹn truyện “Tích Chu” kết hợp với rối que * Giáo dục: Các con ạ! Qua câu truyện đã nhắc nhở - Trẻ chú ý lắng nghe. chúng mình phải biết yêu thương và chăm sóc ông bà, bố mẹ và những người thân. Luôn quan tâm chia sẻ, giúp đỡ mọi người, khi mọi người bị ốm các con luôn ở bên, các con nhớ phải chăm chỉ, không lười biếng, không mải chơi...biết lấy tăm cho bố mẹ sau khi ăn, biết mời, lấy nước cho ông bà, bố mẹ... Hoạt động 3. Kết thúc: Cho trẻ hát bài hát "Cháu yêu - Trẻ hát bà” và chuyển tiếp sang hoạt động khác