Giáo án Lĩnh vực phát triển nhận thức - Đề tài: Khám phá bột nặn
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lĩnh vực phát triển nhận thức - Đề tài: Khám phá bột nặn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
giao_an_linh_vuc_phat_trien_nhan_thuc_de_tai_kham_pha_bot_na.docx
Nội dung tài liệu: Giáo án Lĩnh vực phát triển nhận thức - Đề tài: Khám phá bột nặn
- KẾ HOẠCH GIÁO DỤC LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Đề tài: Khám phá bột nặn Đối tượng: 4-5 tuổi, lớp 4 tuổi D Thời gian: 25 - 30 phút Người dạy: Phan Thị Thu Hường I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên những nguyên liệu tạo ra bột nặn: Bột mì, nước, dầu ăn, muối, màu thực phẩm. - Trẻ nắm được công thức và biết tạo ra bột nặn theo công thức: Bột mì: 4 thìa, nước: 3 thìa , muối: 1 thìa nhỏ , dầu ăn: 1 thìa, màu thực phẩm: 5 giọt. 2. Kỹ năng: - Phát triển các giác quan và vận động tinh cho trẻ - Rèn kỹ năng: đo, đong, đếm; bóp, nhào, khuấy trộn bột 3. Thái độ: - Trẻ hào hứng, tích cực tham gia các hoạt động cùng cô và bạn. - Giáo dục trẻ chơi an toàn với bột nặn; biết sử dụng tiết kiệm các nguyên liệu và cất dọn đồ dùng, gọn gàng sau khi hoạt động. II. CHUẨN BỊ Đồ dùng của cô Đồ dùng của trẻ - Khay đựng, bột mì, nước, dầu ăn, - Khay đựng, các nguyên liệu làm bột muối, màu thực phẩm. nặn: bột mì, nước, muối, dầu ăn, màu - Dụng cụ đong đo: thìa thực phẩm. - Đồ dùng để trộn bột: bát, que kem. - Khay đồ dùng: bát trộn bột,que kem, - Hộp quà bí mật bên trong có bột nặn thìa đong. - Bảng công thức tạo ra bột nặn. - Tâm thế trẻ thoải mái - Nhạc không lời chuyển tiếp các hoạt động. III. CÁCH TIẾN HÀNH Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định , gây hứng thú (1-2 phút) - Cho trẻ xem biểu diễn ảo thuật - Trẻ xem biểu diễn - Khám phá hộp quà – Giới thiệu bột nặn - Trẻ lắng nghe 2. Nội dung: (20-25 phút) 2.1 Hoạt động 1: Khám phá đặc điểm bột nặn - Cô cho trẻ khám phá bột nặn thông qua các giác - Trẻ sử dụng các giác quan bằng cách cho trẻ được sờ, nắn, bóp, ngửi quan để tìm hiểu về bột nặn.
- - Cho trẻ nhận xét về bột nặn (gợi hỏi để trẻ nhận xét - Trẻ trả lời. về tính chất, đặc điểm, mùi ) Hỏi trẻ: Bột nặn được làm ra từ đâu? Bột nặn dùng - Trẻ trả lời theo hiểu biết để làm gì? của trẻ Cô nói để trẻ biết về công dụng của bột nặn( làm bánh, nặn đồ dùng, đồ chơi ) và xem cô hướng dẫn - Trẻ trả lời cách tạo ra bột nặn 2.2 Hoạt động 2: Khám phá công thức làm bột nặn - Cho trẻ quan sát các nguyên liệu làm ra bột nặn, gọi tên các nguyên liệu (bột mỳ, nước, dầu ăn, muối). - Trẻ quan sát, gọi tên các - Quan sát, gọi tên các dụng cụ để đong, đo nguyên nguyên liệu liệu ( bát, thìa, que khuấy ) - Làm mẫu cách tạo ra bột nặn theo công thức : - Trẻ quan sát, gọi tên các 4thìa bột + 1 thìa nhỏ muối + 1 vạch dầu + 3 thìa dụng cụ nước + nhỏ lượng màu theo ý thích, tất cả cho vào - Trẻ quan sát bát, khuấy trộn đều thành hỗn hợp, cho bột vào tay bóp để hỗn hợp mịn, dẻo..( quá trình làm mẫu kết hợp nói rõ công thức, đặt một số câu hỏi để trẻ nhắc lại tên nguyên liệu, số lượng ) - Yêu cầu trẻ nhắc lại tên nguyên liệu, công thức tạo ra bột nặn. Giáo viên gắn hình ảnh nguyên liệu và chữ số tương ứng vào bảng công thức – Cho cả lớp - Trẻ nhắc lại công thức nhắc lại * Giáo dục trẻ biết tiết kiệm nguyên liệu, chỉ sử dụng vừa đủ, sử dụng nguyên liệu cần khéo léo tránh dây bẩn. 2.3 Hoạt động 3: Trẻ làm bột nặn - Trẻ đại diện nhóm lấy nguyên liệu về nhóm. Yêu cầu trẻ ở các nhóm tạo ra bột nặn và từ bột nặn có - Trẻ lấy đồ dùng về nhóm thể tạo ra sản phẩm yêu thích thực hiện ( Quá trình trẻ thực hiện cô bao quát gợi ý, hỗ trợ khi cần thiết, khuyến khích trẻ tạo ra sản phẩm yêu - Trẻ thực hiện thích khi trẻ đã tạo ra bột nặn. Tuyên dương, khen ngợi những trẻ tạo ra bột nặn, tạo ra sản phẩm) 3. Kết thúc - Cho trẻ vận động theo nhạc bài hát: “Điều kì lạ quanh ta“. Thu dọn đồ dùng - Trẻ vận động - Trẻ thu dọn đồ dùng