SKKN Biện pháp nâng cao hiệu quả giờ học tạo hình cho trẻ 4 - 5 tuổi trong trường mầm non

pdf 24 trang Diệu Hiền 17/04/2025 340
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp nâng cao hiệu quả giờ học tạo hình cho trẻ 4 - 5 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfskkn_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_gio_hoc_tao_hinh_cho_tre_4.pdf

Nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp nâng cao hiệu quả giờ học tạo hình cho trẻ 4 - 5 tuổi trong trường mầm non

  1. Sáng kiến: “Biện pháp nâng cao hiệu quả giờ học tạo hình cho trẻ 4 - 5 tuổi trong trường mầm non” tác giả Phạm Quỳnh Phương - GV trường MN Thăng Long BÁO CÁO SÁNG KIẾN Hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến I. Tên sáng kiến: “Biện pháp nâng cao hiệu quả giờ học tạo hình cho trẻ 4 - 5 tuổi trong trường mầm non”. II. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến” Phát triển thẩm mĩ là một trong năm lĩnh vực giáo dục toàn diện cho trẻ Mầm non. Trong đó hoạt động tạo hình đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp phát triển cho trẻ về mọi mặt như: Đức, trí, thể, mĩ Hoạt động tạo hình là một hoạt động học tập mang tính nghệ thuật, ở đó trẻ sử dụng ngôn ngữ đặc trưng riêng của nó: màu sắc, hình khối, đường nét, bố cục để phản ánh, miêu tả, từ đó giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh và phản ánh thế giới thông qua các hình tượng nghệ thuật. Thông qua tạo hình trẻ được thử sức mình trong việc thể hiện và cải tạo thế giới riêng của mình. Hoạt động tạo hình còn phát triển ở trẻ khả năng quan sát, trí tưởng tượng sáng tạo, khả năng phối hợp giữa mắt và tay, hoàn thiện một số kỹ năng cơ bản (vẽ, nặn, xé, dán, cắt.). Đặc biệt, trong giờ học vẽ trẻ thích tự tay vẽ được một cái gì đó dù các hình còn đơn giản như ngôi nhà, cái cây, bông hoa, ô tô... nhưng mang lại cho trẻ cảm xúc thực sự khi tạo ra được một sản phẩm. Còn đối với những gì trẻ
  2. không thích, không hứng thú thì trẻ sẽ vẽ đại khái cho xong. Hơn nữa, giờ vẽ còn hình thành ở trẻ những kỹ năng như ngồi ngay ngắn, kỹ năng cầm bút. Đó là những kỹ năng rất cần thiết cho trẻ và cũng là bước đệm cho trẻ sau này bước vào lớp 1 sau này. Thực tế ở trường mầm non một trong những hoạt động giúp phát triển thẩm mĩ cho trẻ đó là hoạt động tạo hình. Hoạt động tạo hình là một hoạt động giúp trẻ mô phỏng ý tưởng sáng tạo của mình, tạo ra sản phẩm của mình bằng đường nét, hình khối, bố cục, màu sắc. Thông qua hoạt động tạo hình trẻ được bày tỏ, thể hiện tâm tư, nguyện vọng, nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh trẻ. Việc trẻ được trao đổi, đàm thoại với cô và các bạn về ý tưởng sản phẩm của mình góp phần giúp ngôn ngữ của trẻ phát triển. Bên cạnh đó các hoạt động vẽ, nặn, xé dán, chắp ghép còn hình thành ở trẻ đạo đức thẩm mĩ như yêu cái đẹp, mong muốn làm ra cái đẹp, làm phát triển các khớp bàn tay, ngón tay, cổ tay. Hoạt động tạo hình phát triển ở trẻ khả năng quan sát, trí tưởng tượng sáng tạo, khả năng phối hợp giữa mắt và tay, hoàn thiện một số kỹ năng cơ bản. Hơn nữa tư duy của trẻ gắn liền với cảm xúc, ý muốn chủ quan nên trẻ ghi nhớ những gì trẻ cảm thấy thích thú và say mê thực hiện ý tưởng của mình. Ngoài ra, qua hoạt động tạo hình còn bộc lộ năng khiếu nghệ thuật giúp cho giáo viên phát hiện ra tài năng nghệ thuật và có phương pháp bồi dưỡng thêm cho trẻ. Với trẻ mầm non khi tham gia hoạt động tạo hình, là cách giúp trẻ tái tạo lại hình tượng các đồ vật, hiện tượng quen thuộc mà trước đó chúng đã tri giác được. Chính yếu tố đó góp phần thúc đẩy tư duy trực quan hình tượng của trẻ phát triển. Nhưng làm thế nào để chúng ta có thể thúc đẩy tư duy trực quan hình tượng của trẻ phát triển. Có thể thấy rằng hoạt động tạo hình là hoạt động nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ ở các trường mầm non đã có kết quả tương đối tốt. Tuy nhiên, để tổ chức được hoạt động tạo hình cho trẻ có kết quả cao đòi hỏi giáo viên luôn phải suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo các hình thức, biện pháp giáo dục nhằm kích thích trẻ hoạt động một cách tích cưc, phát huy khả năng sáng tạo cho trẻ.
  3. Nhận thức rõ được điều này, và từ kinh nghiệm tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi, tôi đã chọn đề tài “Biện pháp nâng cao hiệu quả giờ học tạo hình cho trẻ 4 - 5 tuổi trong trường mầm non”. III. Mô tả giải pháp kỹ thuật III.1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến Hoạt động tạo hình là một hoạt động nghệ thuật, một nội dung quan trọng không thể thiếu được trong chương trình chăm sóc giáo dục mầm non. Đây một hoạt động có đầy đủ điều kiện, đảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ về đức- trí- thể- mĩ, là cơ sở để hình thành nhân cách con người mới. Thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo, trẻ biết yêu quý cái đẹp, cái tốt, góp phần hình thành ở trẻ ý thức làm việc có mục đích, có kỹ năng. Trong khi đó, một số phương pháp dạy hoạt động tạo hình cho trẻ còn mang tính áp đặt, dập khuôn theo mẫu, sao chép.... nên chưa phát huy hết khả năng tư duy sáng tạo và sự linh hoạt của trẻ, các hoạt động chưa tạo được hứng thú, chưa thu hút được tính tích cực của trẻ. Kỹ năng nặn, vẽ, xé, dán, tô màu và bố cục tranh còn kém. Chính vì vậy tôi đã chọn “Biện pháp nâng cao hiệu quả giờ học tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non” nhằm mục đích: + Nâng cao hứng thú cho trẻ trong hoạt động tạo hình. + Phát triển ở trẻ khả năng quan sát, trí tưởng tượng, sáng tạo, hoàn thiện một số kỹ năng tạo hình cơ bản. + Nghiên cứu lựa chọn một số biện pháp phù hợp với học sinh để nâng cao chất lượng của việc chăm sóc giáo dục nói chung cũng như hoạt động tạo hình nói riêng. III.2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến * Giải pháp 1: Bồi dưỡng năng cao nhận thức - Về giáo viên: Trong năm học vừa qua, tôi luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao về chuyên môn của Phòng giáo dục - đào tạo Đông Hưng cũng như của BGH nhà trường. Bản thân tôi là giáo viên đứng lớp lâu năm, có trình độ chuyên môn và khả năng
  4. cập nhật với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, thường xuyên được học tập và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Nâng cao nhận thức và trình độ của bản thân thông qua việc học tập và học hỏi đồng nghiệp, tự học đồng nghiệp qua các tiết dạy hay, có quy mô, qua các chuyên đề và lớp bồi dưỡng hè thường xuyên do phòng, trường tổ chức từ đó rút ra kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn cho bản thân ngày càng vững vàng hơn. Luôn sưu tầm, học tập sáng tạo các hình thức tổ chức phù hợp để tiết học hay hơn. Sưu tầm các đồ chơi, các nguyên vật liệu, thông qua đó cho trẻ được tiếp xúc với môi trường nghệ thuật. Xây dựng góc tuyên truyền và tuyên truyền với các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của hoạt động học tạo hình để trẻ tự tin, mạnh dạn, phát huy khả năng tư duy, sáng tạo hơn từ đó vận động phụ huynh hỗ trợ thêm đồ dùng, nguyên vật liệu. - Đối với trẻ: Vào đầu năm học, đa số trẻ chưa có thói quen tập trung trong các hoạt động vì thời gian nghỉ hè của trẻ đã được tự do chơi với gia đình, có những trẻ mới đến trường nên khi tham gia vào các hoạt động trẻ cũng chưa thật sự chú ý, trẻ còn nói chuyện, tự do đi lại. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tập trung tư duy, kỹ năng thực hiện hoạt động của trẻ. Vậy nếu tôi không đưa trẻ vào nề nếp thì khi trẻ tham gia vào các hoạt động sẽ không đạt hiệu quả cao. Khi trẻ có nề nếp tốt thì trẻ sẽ có sự tập trung chú ý cao, hứng thú, say mê, chú ý quan sát, lắng nghe, có trí tưởng tượng sáng tạo trong hoạt động. Trẻ biết thực hiện nề nếp giờ nào việc nấy, có thói quen chú ý lắng nghe thì trẻ mới có thể hiểu được những hướng dẫn, yêu cầu của cô dần dần trẻ mới có được các kỹ năng cần thiết khi thực hiện các hoạt động. Thời gian đầu tôi phải đưa ra những nội quy của lớp, yêu cầu trẻ phải cùng nhau nhớ nội quy của cô, thực hiện và kiểm soát lẫn nhau. Tôi chia lớp ra thành tổ, các nhóm nhỏ để dễ kiểm soát và có điều kiện hướng dẫn các kỹ năng tới từng trẻ. Tôi sắp xếp xen kẽ lẫn những trẻ nhanh nhẹn gần trẻ nhút nhát, chậm chạp, giao nhiệm vụ cho trẻ khá kèm trẻ yếu, có nhận xét động viên kịp thời những trẻ tích cực có tiến bộ. Chia tổ, đặt tên cho tổ “tổ chim non, tổ bướm vàng, tổ thỏ hồng” và
  5. bầu ra tổ trưởng để quán xuyến, nhắc nhở thành viên của mình. Khi tôi tổ chức cho trẻ hoạt động theo nhóm trẻ đã biết cách trò chuyện, thảo luận với nhau cùng nhau thực hiện các yêu cầu của cô. Tôi luôn động viên trẻ trong tiết học, uốn nắn tác phong ngồi học cho trẻ, trẻ ngồi đúng tư thế, không nói chuyện, không nói leo, nói phải xin phép cô, nói rõ ràng, mạch lạc, đủ câu. Hướng dẫn trẻ cách chú ý lắng nghe, hiểu và thực hiện các yêu cầu của cô, khuyến khích trẻ mạnh dạn trao đổi nhờ cô hướng dẫn những chỗ chưa biết thực hiện với phương châm “Chưa biết mới phải đi học, chăm học thì sẽ giỏi”. Tôi cũng tập trung quan sát gần gũi, nhẹ nhàng, nghiêm khắc rèn trẻ tạo cho trẻ nề nếp, thói quen và kỹ năng thực hiện các hoạt động. Công việc này tôi đã phối hợp đều tay thường xuyên với giáo viên cùng lớp, thời gian đầu ngoài những giờ hoạt động học chúng, tôi tích cực tổ chức lôi cuốn trẻ vào các hoạt động chiều thường xuyên nên chỉ sau một tháng trẻ đã có những tiến bộ rõ nét khi tham gia các hoạt động, trẻ có nề nếp, có thói quen, bước đầu có một số kỹ năng thực hiện các yêu cầu của cô và điều này cũng khích lệ tôi tích cực tổ chức các hoạt động cho trẻ. Khi trẻ đã có những nề nếp thói quen kỹ năng thực hiện các hoạt động thì việc tổ chức các hoạt động cho trẻ không còn gặp nhiều khó khăn như trước, trẻ đã chú ý lắng nghe biết tập trung tư duy suy nghĩ và thực hiện các yêu cầu của hoạt động. *Giải pháp 2: Luyện kỹ năng thực hành a. Tạo cho trẻ môi trường tạo hình thuận lợi và giúp trẻ hứng thú tích cực trong hoạt động tạo hình + Tạo cho trẻ môi trường tạo hình thuận lợi Để phát huy được tính tích cực, sáng tạo trong hoạt động tạo hình thì việc tạo môi trường hoạt động thuận lợi là rất cần thiết. Chính vì vậy việc xây dựng cảnh quang môi trường, lớp cũng được tôi đặc biệt quan tâm. Tôi trang trí lớp học phù hợp hài hòa, thường xuyên thay đổi theo chủ điểm hợp lý, kích thích trẻ quan sát sẽ tạo được sự chú ý hấp dẫn lôi cuốn trẻ. Với các góc mở chủ yếu là sản phẩm của cô và trẻ tự làm từ các nguyên liệu sẵn có ở địa phương. Tạo cơ hội cho trẻ khám phá cái mới, thích thú, sáng tạo... Hàng
  6. ngày tôi cho trẻ lựa chọn các học liệu để trẻ thể hiện tùy theo ý muốn. Qua đó trẻ được học và phát triển những kỹ năng cơ bản. Trẻ được vẽ, cắt, dán, nặn bằng sự tưởng tưởng của chính mình. Ví dụ như: Chủ đề “động vật” tôi cho trẻ xếp con bướm bằng vỏ ngao. Chủ đề “thực vật” cho trẻ xếp hoa bằng nắp chai.....Ngoài lớp học tôi dành một mảng tường treo những bức tranh vẽ của trẻ để trẻ có thể tụ so sánh bài của ai đẹp hơn. Nếu bài của trẻ chưa đẹp thì lần sau trẻ sẽ phải cố gắng hơn. Tôi sắp đặt và xắp xếp các vật liệu tạo hình như sáp màu, đất nặn, bút chì, giấy màu, bảng con, giá trưng bày... sao cho trẻ có thể thấy rõ và lấy được dễ dàng để trẻ thực hiện ý tưởng của mình vào bất cứ lúc nào trẻ thích và trẻ có thể tự trưng bày sản phẩm của mình sau khi trẻ thực hành song. Tạo cho trẻ môi trường nghệ thuật xung quanh trẻ như: Bày đồ chơi đẹp, xắp xếp các nguyên vật liệu, đồ dùng một cách hợp lí, đẹp mắt, bố trí phòng ngộ nghĩnh môi trường nghệ thuật sẽ tạo cho trẻ cảm giác thích thú, sung sướng và từ đó trẻ mong muốn được tái tạo lại thông qua hoạt động tạo hình... Nhờ được thường xuyên ngắm nhìn, nghe, sờ các âm thanh khác nhau trẻ sẽ có cảm xúc và dễ dàng tập trung vào quá trình hoạt động tạo hình . + Giúp trẻ hứng thú tích cực trong hoạt động tạo hình Để tổ chức giờ học tạo hình đạt hiệu quả cao, người giáo viên cần phải có các thủ thuật vào bài khác nhau phù hợp với từng tiết dạy để gây hứng thú và thu hút sự chú ý cho trẻ vào giờ học. Trong một tiết học tạo hình tôi có thể lồng ghép các bài hát, bài thơ, câu đố, câu chuyện ... để làm cho giờ hoạt động diễn ra một cách nhẹ nhàng hơn. Ví dụ: Trong giờ dạy trẻ nặn củ cà rốt tôi kể câu chuyện về chú thỏ, sau khi kể chuyện tôi đặt câu hỏi: Các con có muốn giúp bạn thỏ có thức ăn không? Chúng mình hãy nặn nhiều cà rốt cho bạn thỏ nhé. Sau đó cho trẻ quan sát mẫu chuẩn bị cả vật thật và vật mẫu cho trẻ quan sát, tổ chức cho trẻ thi đua theo nhóm, xem nhóm nào nặn được nhiều cà rốt cho bạn thỏ...hay giờ “ Xé dán đàn đàn cá đang bơi” cho trẻ hát vận động bài “Cá vàng bơi”. Hỏi: bài hát nói về con gì? Con cá sống ở đâu?Có 1 bạn cá bơi một mình cảm thấy rất buồn. Chúng mình hãy sẽ xé dán nhiều bạn cá nữa để các bạn ấy cùng bơi nhé!.. Từ đó tôi đã lôi cuốn trẻ chú ý, không khí giờ học trở nên
  7. hào hứng không gò bó mà vẫn đạt hiệu quả cao. b. Sử dụng phương pháp lấy trẻ làm trung tâm Sử dụng phương pháp hướng dẫn phải dựa vào trẻ, lấy trẻ làm trung tâm là một phương pháp vô cùng quan trọng trong quá trình phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ trong quá trình hoạt động tạo hình. Cô giáo háy để trẻ tự thực hiện và khuyến khích trẻ sáng tạo. Trong quá trình hoạt động tạo hình trẻ cần được động viên để thể hiện ý muốn, hiểu biết cảm xúc, tình cảm của mình đối với sự vật, hiện tượng xung quanh bằng cách lựa chọn. Trẻ cần được tự thể hiện với những phương tiện tạo hình khác nhau. Như cũng là đề tài về sắc hoa mùa xuân nhưng có trẻ vẽ, có trẻ xé dán, có trẻ tô màu chính vì vậy việc cho trẻ tự lựa chọn phương tiện tạo hình là tốt nhất. Tăng cường những câu hỏi gợi mở để trẻ tự miêu tả những gì trẻ biết và có thể làm, luôn tạo ra những tình huống để kích thích để trẻ tìm tòi, sáng tạo. Khi cho trẻ quan sát mẫu ngoài những câu hỏi như là: ai? Cái gì ? Màu gì? Dạng gì? Có thể hỏi những câu hỏi mở dạng: vì sao? Như thế nào? Ví dụ: Cho trẻ quan sát trời mưa. Tôi hỏi: vì sao đám mây lại có màu đen? Hay khi mưa to thì nét xiên như thế nào? Ví dụ : Đề tài vẽ quà tặng chú bộ đội, cô sẽ đặt một loạt câu hỏi như: Hãy cho cô biết? Vì sao cháu biết?...hay những cử chỉ lời nói, nét mặt của cô tạo được cho trẻ sự tự tin, mạnh dạn trong quá trình hoàn thành sản phẩm, cô luôn phải lấy trẻ là trung tâm, tôn trọng từng cá nhân trẻ, tôn trọng ý tưởng của trẻ. Cô không nên lạm dụng các sản phẩm và làm mẫu, càng ít làm mẫu và sử dụng vật mẫu sẽ càng kích thích trẻ tích cực tư duy, tìm kiếm cách thể hiện. Trong trường hợp yêu cầu làm mẫu, thay vì thực hiện mẫu ngay, tôi gợi mở trẻ suy nghĩ bằng các câu hỏi: Ví dụ: Để nặn được quả cam trước hết chúng ta phải làm gì? Chọn đất màu gì? Làm thế nào để đất nặn mềm ra? Con sẽ gấp giấy như thế nào, con bắt đầu cắt từ đâu? Con sẽ dán cái gì trước, cái gì sau?....Tạo tình huống như mình không biết và phải nhờ trẻ giúp đỡ, động viên giúp trẻ tự tin, tích cực, chủ động thể hiện sự sáng tạo. Trong quá trình trẻ thực hiện Tôi luôn động viên, khuyến khích trẻ sáng tạo ra các sản phẩm đẹp và đúng với yêu cầu của
  8. bài học tôi hỏi trẻ: Con dùng nguyên liệu gì? Con định làm gì? Vì sao con lại làm như vậy? Ví dụ: Trong giờ vẽ vườn hoa, cháu Thảo Vy vẽ tô màu có cả bông hoa màu xanh, Tôi hỏi trẻ: Tại sao con vẽ bông hoa có màu xanh? Trẻ trả lời con nhìn thấy trên tivi, con thích bông hoa có màu xanh ạ. Đó chính là sự sáng tạo của trẻ để tạo ra sản phẩm theo ý thích của riêng mình. Thay vì phương pháp truyền thống sau khi trưng bày sản phẩm trẻ ít nói được lên những ý tưởng trong sản phẩm của mình, chủ yếu cô nhận xét là nhiều. Tôi gợi ý cho trẻ cảm nhận sản phẩm của mình nhiều hơn, hỏi trẻ các câu hỏi mở, hướng dẫn trẻ nhận xét về nội dung, màu sắc hay bố cục của bài trẻ hứng thú nói lên sản phẩm của trẻ tạo ra và cô kết luận theo ý tưởng của trẻ. VD: Khi trẻ vẽ được bức tranh về mẹ, mặc dù trẻ chỉ vẽ được 1 hình tròn, tóc là mấy gạch lưa thưa, tay là 2 nét xiên 2 bên, chân cũng 2 nét xiên, nhưng trẻ bảo đó là mẹ, và trẻ rất hào hứng mô tả về mẹ rất đẹp, tóc dài Nhưng khi nhận xét, cô luôn tôn trọng sản phẩm của trẻ, nhận xét kết luận theo ý tưởng của trẻ, khuyến khích động viên trẻ. c. Sử dụng nguyên vật liệu gần gũi, đẹp, phong phú Hoạt động tạo hình không thể thực hiện được nếu không có nguyên vật liệu tạo hình. Để hoạt động tạo hình có hiệu quả, phát huy tính tích cực của trẻ thì việc sử dụng nguyên vật liệu là rất quan trọng. Nguyên vật liệu có thể được sản xuất như keo, kéo, giấy hoặc những loại đồ dùng, dụng cụ dễ kiếm có sẵn như lá cây hay những phế liệu vỏ hộp, thùng cattông, vải vụn Sự đa dạng của nguyên vật liệu tạo hình để lựa chọn nhằm khuyến khích tính chủ động và khả năng sáng tạo của trẻ. Muốn trẻ vẽ được một bức tranh đẹp thì đồ dùng của cô như tranh mẫu, vật mẫu, tranh gợi ý phải đẹp, chuẩn mang tính thẩm mĩ. Vì tư duy của trẻ là tư duy trực quan hình tượng. Trẻ thu hút bởi các mầu sắc rực rỡ, những hình thù ngộ nghĩnh sinh động. Những chất liệu để làm nên những sản phẩm mẫu của cô có thể rất gần gũi với trẻ hoặc là những chất liệu mới mà cô sưu tầm được. Dưới mắt trẻ cái gì cũng mới mẻ, cũng gợi cho trẻ sự tò mò. Sự phong phú trong đồ dùng còn giúp trẻ thả sức mà sang tạo ra những sản phẩm của riêng mình, kích thích sự tìm
  9. tòi khám phát triển tư duy của trẻ. Vì lẽ đó, muốn thu hút trẻ vào giờ học, ngoài các bức tranh bằng mầu nước, mầu sáp, tôi còn sưu tầm nhiều tranh nghệ thuật, tranh dân gian, tranh Đông Hồ... và làm thêm nhiều tranh bằng các chất liệu khác nhau như: tranh vườn cây ăn quả bằng đất nặn, tranh ngôi nhà của bé bằng nguyên liệu thiên nhiên (như lá cây, các loại hạt, những vật liệu nhân tạo tranh chùa một cột bằng len, vải vụn, bằng hột hạt ).Luôn quan sát và sử dụng linh hoạt vì từng đồ dùng, đồ chơi còn hạn chế, tôi luôn huy động trẻ tìm kiếm nguyên vật liệu mở, phế thải só sẵn ở địa phương Để đảm bảo khi sử dụng nguyên vật liệu tạo hình cần cân nhắc những điểm sau: + An toàn (Không nhọn, không có cạnh sắc, không độc hại ) + Dễ kiếm ( như vỏ ốc, lên, hạt đỗ, nắp chai ) + Dễ cầm ( Phù hợp với tay trẻ) + Dễ bảo quản, cất giữ+ sửa chữa d. Chú trọng hình thành và phát triển các kĩ năng tạo hình cho trẻ - Kĩ năng cầm bút vẽ, tô màu: Đầu tiên tôi cho trẻ cầm bút di màu theo ý thích của trẻ, trẻ vẽ theo ý tưởng của trẻ. Sau đó cô hướng trẻ vào nội dung các bài học cho trẻ tập vẽ các nét đơn giản như: Vẽ hình tròn, vẽ hoa nghệch ngoạc...đến yêu cầu cao hơn như: Vẽ ông mặt trời và có những tia nắng, hoa bằng những nét cong tròn khép kín ; Khi trẻ có thể tự mình vẽ thì tôi lại giúp trẻ kĩ năng tô màu bức tranh. Để bức tranh đẹp, tôi dạy trẻ bố cục và cách phối màu sao cho phù hợp với cảnh vật. Khi tôi cảm thấy trẻ đã có kĩ năng tốt, tôi đưa ra các đề tài gần gũi để trẻ tự vẽ theo cảm nhận riêng của mình như: Ở chủ đề động vật, khi cho trẻ vẽ đàn gà con. Trẻ biết vẽ con to, con nhỏ, con màu vàng, con màu nâu, cam, Trẻ biết sử dụng các kỹ năng vẽ nét cong tròn khép kín, nét xiên, thẳng và tô màu cho bức tranh có bố cục, màu sắc hài hòa cân đối. Đối với những trẻ yếu, chưa tự tin, tôi luôn dành nhiều thời gian để rèn luyện thêm cho trẻ, hướng dẫn tỷ mỉ các kĩ năng vẽ cơ bản để trẻ nắm vững các thao tác, dạy trẻ thông qua
  10. hoạt động mọi lúc mọi nơi. Từ đó kĩ năng vẽ và tô màu của trẻ dần được hoàn thiện hơn. - Kĩ năng nặn: Tôi rèn luyện cho trẻ một số kĩ năng cơ bản để tạo ra sản phẩm như xoay tròn, lăn dài, lăn dọc, ấn bẹp, dàn mỏng, cách chia đất Giúp cháu biết cách ước lượng tỉ lệ giữa các phần trong sản phẩm khi chia và hiểu được một sản phẩm nặn đẹp là phải có sự cân đối, hài hòa...nhanh hơn tôi chia trẻ thành các nhóm nhỏ, trẻ khá ngồi gần những trẻ yếu để trẻ khá giúp đỡ bạn yếu. Sau khi trẻ nắm được kĩ năng nặn, cô có thể đưa đề tài nào đó để trẻ thực hiện một cách thoải mái tự do và tạo ra những sản phẩm trẻ yêu thích. VD: Chủ đề: Nặn con vật. Tôi gợi mở hướng dẫn trẻ thể hiện sự sáng tạo của mình nặn con tôm, con cá theo ý thích. Một số trẻ chưa có sự sáng tạo trong sản phẩm của mình, tôi luôn động viên, khuyến khích, gần gũi trẻ. Gợi ý hướng dẫn thêm để trẻ hoàn thành sản phẩm theo ý tưởng mà trẻ mong muốn. - Kĩ năng cắt dán: Tôi dạy trẻ biết cầm kéo đúng cách, dạy các kĩ năng cắt nhát thẳng, cong, cong tròn, xiên, cách gấp giấy và cắt giấy sao cho ngay ngắn, cách ước lượng và sắp xếp bố cục lên bức tranh và phết hồ sao cho thẳng đều. Với kĩ năng cắt giấy gây nhiều khó khăn cho trẻ, tôi tập cho trẻ sử dụng (giấy A4 hỏng, giấy báo ) cho trẻ tập cách từng kĩ năng vào mọi lúc, mọi nơi để trẻ có nhiều cơ hội cầm kéo thực hiện kĩ năng cắt hoàn thiện hơn. - Kĩ năng xé, dán: Khi dạy trẻ cũng dạy từ dễ đến khó: Xé thẳng, xé vụn, xé bấm, xé dải, xé cong lượn, cong tròn Với kĩ năng này nhiều trẻ chưa thành thào, vì thế cô cần hết sức kiên nhẫn dạy cháu kiên trì thực hiện nhiệm vự được giao, tuyệt đối không nhờ bạn hoặc hấp tấp vội vàng cho xong. Trẻ rất hay xé bằng cách cầm 2 đầu giấy và xé thẳng theo chiều dọc tờ giấy, cô càn chỉ ra cho cháu cách xé bằng 2 ngón tay ( Cái và ngón trỏ của hai bàn tay), xé nhỏ ra từng tờ một và đề ra yêu cầu khi xé nét thẳng hay nét cong thì sản phẩm không nhăn, không bị đứt, nét xẽ mịn, sắp xếp bố cục đều, dán phẳng. Khi trẻ dán, tôi dạy trẻ kĩ năng đặt sắp xếp bố cục trước, sau đó lật lên phết keo vào phía sau của giấy, làm như vậy để trẻ dễ thao tác và định hình được sản phẩm của trẻ làm ra. Cô cho trẻ tập xé mọi lúc, mọi