SKKN Biện pháp phát triển kỹ năng vận động tinh cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi thông qua một số trò chơi
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp phát triển kỹ năng vận động tinh cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi thông qua một số trò chơi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
skkn_bien_phap_phat_trien_ky_nang_van_dong_tinh_cho_tre_24_3.docx
Nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp phát triển kỹ năng vận động tinh cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi thông qua một số trò chơi
- PHÒNG GD&ĐT ĐÔGN HƯNG TRƯỜNG MẦM NON NGUYÊN XÁ BÀI DỰ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC: 2022-2023 PHẦN THI: TRÌNH BÀY BIỆN PHÁP Họ và tên giáo viên dự thi: Lê Thị Hoài Đơn vị công tác: Trường MN Nguyên Xá Tên biện pháp: “Biện pháp phát triển kỹ năng vận động tinh cho trẻ 24-36 tháng tuổi thông qua một số trò chơi”. Nguyên Xá., ngày 19 tháng 10 năm 2022
- PHÒNG GD&ĐT ĐÔNG HƯNG TRƯỜNG MẦM NON NGUYÊN XÁ BÁO CÁO BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ. Tên biện pháp: “Biện pháp phát triển kỹ năng vận động tinh cho trẻ 24- 36 tháng thông qua một số trò chơi”. Họ và tên người báo cáo: Lê Thị Hoài - Đối tượng thực hiện biện pháp: 24-36 tháng A - Thời gian thực hiện biện pháp: từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2022 - Địa điểm: Trường mầm non Nguyên Xá I. Lý do chọn biện pháp: 1. Tầm quan trọng của biện pháp: Khi nhắc tới phát triển vận động người ta thường nghĩ ngay tới phát triển vận động tinh và vận động thô, nhưng việc phát triển vận động tinh hay vận động thô đều quan trọng đối với mỗi trẻ. Để có một cơ thể khỏe mạnh phát triển hài hòa về thể chất cũng như tinh thần thì khi lọt lòng mẹ bất cứ đứa trẻ nào cũng đều cần tới việc phát triển các kỹ năng vận động đó. Và trẻ nhà trẻ cũng vậy việc phát triển vận động tinh là hết sức quan trọng bởi nó bổ trợ cho sự phát triển toàn diện về mọi mặt cho trẻ đồng thời giúp trẻ có đôi bàn tay khéo léo hơn, tự chăm sóc bản thân tốt hơn và tạo tiền đề cho trẻ có tính độc lập, không dựa dấm quá nhiều vào người lớn. Đối với trẻ nhà trẻ được cha mẹ bao bọc chăm sóc nên chưa có sự phát triển vận đông tinh nhiều. Trong bối cảnh xã hội hiện đại ngày nay nhiều bậc phụ huynh không chơi cùng con, bận bịu công việc nên đã cho con sử dụng điện thoại và các thiết bị điện tử từ rất sớm. Để giỗ các con ăn nhanh, muốn các con chơi ngoan để cha mẹ làm việc , chiếc điện thoại trở thành vật hữu dụng giúp các gia đình tránh được những tiếng khóc và quát tháo trong gia đình. Việc cho trẻ xem ti vi và điện thoại nhiều đã gây cho trẻ thói quen lười vận động, mất tập trung, không thích các trò chơi vận động tinh như xếp hình, tô màu vv.. Trẻ hầu như không tự xúc cơm ăn chỉ luôn đợi bố mẹ đút các kỹ năng đòi hỏi tới sự khéo léo của đôi bàn tay là còn yếu chưa làm được gì nhiều. Phụ huynh lại nuông chiều phục vụ cho trẻ từ A tới Z từ việc xúc cơm ,uống nước, đánh răng, rửa mặt, mặc quần áo Điều đó đã làm trẻ ỷ lại. Với tầm quan trọng đó tôi thấy mình cần trang bị cho trẻ một số kỹ năng cần thiết để trẻ có thể bổ trợ cho sự phát triển toàn diện về mọi mặt cho trẻ đồng thời giúp trẻ có đôi bàn tay khéo léo hơn, tự chăm sóc bản thân tốt hơn và tạo tiền đề cho trẻ có tính độc lập, nên tôi đã chọn biện pháp “Biện pháp rèn tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua các hoạt động trong trường mầm non”. ( Hình ảnh minh họa cho lý do chọn đề tài)
- 2. Thực trạng: Trong năm học 2022 - 2023 tôi được nhà trường phân công phụ trách nhóm trẻ A với số trẻ là 22 cháu. Qua quá trình chăm sóc giáo dục trẻ tại lớp tôi có một số thuận lợi và gặp một số khó khăn như sau: * Thuận lợi: - Được sự quan tâm, hướng dẫn chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường cùng các đồng nghiệp có kinh nghiệm trong nhà trường. - Lớp học rộng rãi thoáng mát, có đủ đồ dùng, đồ chơi theo quy định. - Bản thân tôi là một giáo viên trẻ, luôn nhiệt tình tâm huyết với nghề, ham học hỏi, trau dồi kiến thức, tất cả vì chất lượng trẻ. - Trẻ đi học chuyên cần, nên thuận lợi trong việc giáo dục rèn luyện có tính xuyên suốt. - Hầu hết phụ huynh quan tâm nhiệt tình trong các nội dung chăm sóc giáo dục của trẻ. ( Hình ảnh cơ sở vật chất, lớp học, đồ dùng đò chơi) * Khó khăn: - Là giáo viên chuyển đổi, chưa có nhiều kinh nghiệm và chưa thưc sự linh hoạt tích hợp trong việc dạy và học của trẻ trong trường mần non. - Kỹ năng vận động tinh của trẻ tại lớp còn nhiều hạn chế như : + Trẻ chưa lật được từng trang vở một cách khéo léo, chưa biết cách cầm bút bằng ngón trỏ và ngón cái, tô màu nguệch ngoạc trên giấy còn yếu. + Trẻ tự ăn bằng thìa chưa thành thạo. + Còn nhiều trẻ chưa thể dùng tay vặn, xoay nắp chai lọ. + Còn nhiều trẻ chưa có khả năng kéo khóa lên xuống dễ dàng. - Khả năng tập trung kết hợp của tay và mắt của trẻ còn yếu như xâu dây qua một vật nào đó. - Đa số phụ huynh là làm nghề nông, điều kiện kinh tế còn khó khăn nên chưa quan tâm đến trẻ nhiều. ( Hình ảnh minh họa một số hoạt động khó khăn thực hiện của trẻ) Từ những khó khăn nêu trên tôi nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động phát triển vận động tinh đối với trẻ nhà trẻ nên tôi đã mạnh dạn chọn “Biện pháp phát triển kỹ năng vận động tinh cho trẻ 24-36 tháng tuổi thông qua một số trò chơi”. II. Mục tiêu của biện pháp. 1. Yêu cầu cần đạt đối với trẻ - Giúp trẻ có kỹ năng vận động tinh tốt hơn như : + Trẻ lật được từng trang vở một cách khéo léo, biết cách cầm bút bằng ngón trỏ và ngón cái, tô màu nguệch ngoạc trên giấy. +Trẻ tự ăn bằng thìa thành thạo. +Trẻ thể dùng tay vặn, xoay nắp chai lọ. + Trẻ có khả năng kéo khóa lên xuống dễ dàng
- + Khả năng tập trung kết hợp của tay và mắt của trẻ tốt hơn như xâu dây qua một vật nào đó tạo thành một sản phẩm đẹp. 2. Hiệu quả áp dụng biện pháp đối với giáo viên: + Giúp tôi chủ động sáng tạo hơn trong việc nâng cao chất lượng dạy kỹ năng vận động tinh cho trẻ. Biện pháp trên được tôi áp dụng tại nhóm trẻ 24-36 tháng tuổi A, trường mầm non Nguyên Xá, huyện Thanh Chương. Thời gian thực hiện: Từ tháng 09/ 2022 đến tháng 11 / 2022. III. Nội dung, cách thức thực hiện biện pháp. Vui chơi là hoạt động không thể thiếu được ở mọi lứa tuổi đặc biệt là ở lứa tuổi nhà trẻ. Qua vui chơi không những hình thành cho trẻ óc tưởng tượng sáng tạo, phát triển ngôn ngữ và tăng cường khả năng nhận thức mà còn giúp trẻ thể hiện năng lực, kỹ năng, tình cảm nguyện vọng và mối liên hệ với những người xung quanh trong vui chơi có các trò chơi là một hoạt động thường dùng để giải trí và cũng được sử dụng như một công cụ giáo dục cho trẻ, bởi đối với trẻ mầm non việc học mà chơi, chơi bằng học thông qua đó để trẻ tiếp thu kiến thức và rèn các kỹ năng cần thiết, nắm bắt được điều đó tôi đã mạnh dạn sử dụng một số trò chơi để giáo dục kỹ năng vận động tinh cho trẻ. Thứ nhất: Giúp trẻ biết lật được từng trang vở một cách khéo léo, biết cách cầm bút bằng ngón trỏ và ngón cái, tô màu nguệch ngoạc trên giấy. Đối với kỹ năng này tôi sử dụng trò chơi được lồng ghép trong giờ học tạo hình, để tận dụng việc trẻ được phát mỗi trẻ một quyển vở thay vào việc giúp từng trẻ giở vở ra để học thì tôi sẽ sáng tạo cho trẻ một trò chơi là để kích thích trẻ thực hiện vận động tinh đó là rèn kỹ năng lật được từng trang vở bằng một trò chơi. VD1: trò chơi : Đôi bàn tay khéo léo. Cách thực hiện : sau khi phát vở cho từng trẻ tôi yêu cầu trẻ: cô mời tất cả các con cùng thực hiện trò chơi đôi bàn tay khéo léo bằng cách các con hãy nhẹ nhàng giở từng trang vở cùng cô nào. Cô làm mấu trẻ thực hiện theo. Đối trẻ làm được thì cô khen, trẻ nào chưa làm được cô lại hướng dẫn và giúp trẻ và tiết tạo hình nào cũng vậy tôi đều cho trẻ chơi để giúp trẻ hình thành kỹ năng (Hình ảnh trẻ thực hiện) Kỹ năng cầm bút bằng ngón trỏ và ngón cái cũng vậy trước khi thực hiện tô màu tôi cũng tổ chức cho trẻ một trò chơi nhỏ “ vẽ cùng cô” Cách thực hiện : tôi cho trẻ đứng dậy tại chố cho mỗi trẻ cầm một bút màu yêu cầu trẻ cầm bút bằng tay phải và bằng ngón trỏ và ngón cái tôi kiểm tra tất cả trẻ đã cầm đúng tôi sẽ cho thực hiện vẽ trong không gian bằng cách tôi sẽ mô phỏng vẽ hình tròn to, hình tròn nhỏ để trẻ thực hiện cùng cô. Qua trò chơi này biết được cách lật trang vở, biết cầm bút bằng tay phải và bằng 3 ngón tay tô màu nguệch ngoạc (Hình ảnh trẻ vẽ cùng cô trên không) Thứ 2 là : Giúp trẻ phát triển kỹ năng tự ăn bằng thìa thành thạo.
- Đối với kỹ năng này tôi lại lồng ghép sử dụng trò chơi “ Ai ăn giỏi ’’ thông qua tiết học nhận biết tập nói “ cái thìa , cái bát” ở chủ đề gia đình tôi sẽ tổ chức một trò chơi ôn tập nhận biết hai đồ vật đó tôi yêu cầu trẻ cầm thìa bằng tay phải ,giữ bát bằng tay trái và cho trẻ mô phỏng lại động tác xúc cơm ăn. Khen các trẻ đã thực hiện được động viên khuyến khích và giúp các trẻ đó cách cầm thìa đúng cách những trẻ chưa làm được ,hay trước giờ ăn cơm cô cũng có thể tổ chức trò chơi đó, việc cho trẻ lặp đi lặp lại một kỹ năng thông qua trò chơi đần sẽ hình thành kỹ năng cho trẻ. (Vi deo trò chơi) Thứ 3 là: Giúp trẻ thể dùng tay vặn, xoay nắp chai lọ, có khả năng kéo khóa lên xuống dễ dàng Đối với hai kỹ năng này tôi sẽ cho trẻ thực hiện ở hoạt động ngoài trời thông qua chơi với các bài tập sàn tôi sẽ chia lớp thành 2 tổ và cho lần lượt chơi với các bài tập sàn đó . (Hình ảnh trẻ đang chơi vặn nắp chai và kéo xéc) Thứ 4 là: Giúp trẻ tập trung kết hợp giữa tay và mắt tốt hơn như xâu hột hạt tạo thành một sản phẩm đẹp. Tôi sử dụng các trò chơi xâu hạt bằng nhiều nguyên liệu khác nhau như các hoa từ xốp ,bìa cái tông , hột hạt từ nguyên liêu thiên nhiên tôi đã sưu tầm để trẻ chơi để gây hứng thú cho trẻ. 1. Trò chơi xâu vòng tặng mẹ. Tôi thực hiện trò chơi ở hoạt động chiều tôi chuẩn bị các nguyên liệu thiên nhiên như các hột gỗ sơn ,hoa từ bi tít ,cát tông để trẻ được tiếp xúc với nhiều loại nguyên liệu chia lớp thành 2 nhóm hướng dẫn và cho trẻ xâu. Đối với trẻ yếu cô giúp trẻ để trẻ thực hiện (Video trẻ đang thực hiện xâu vòng tặng mẹ) 2. Trò chơi sáng tạo theo hướng stem Ở chủ đề bản thân tôi cho trẻ chơi trò chơi “trang trí tóc cho em bé ” Cách thực hiện : Tôi chuẩn bị cho mỗi trẻ một khuôn mặt bé dán một vòng băng dính 2 mặt và chuẩn bị một số lá cây cho trẻ dán vào làm tóc cho em bé. Đối với hoạt động này tôi tổ chức ở hoạt động ngoài trời. (Video trẻ đang trang trí tóc cho em bé) IV. KẾT QUẢ 1. Đối với trẻ: - Trẻ đã lật được từng trang vở một cách khéo léo, biết cách cầm bút bằng ngón trỏ và ngón cái, tô màu nguệch ngoạc trên giấy. - Trẻ đã tự ăn bằng thìa thành thạo. - Trẻ có thể dùng tay vặn, xoay nắp chai lọ. - Trẻ đã có khả năng kéo khóa lên xuống dễ dàng.
- - Khả năng tập trung kết hợp của tay và mắt của trẻ tốt hơn tạo thành một sản phẩm đẹp. 2. Đối với giáo viên: - Nhờ sự tìm tòi, học hỏi, phấn đấu không ngừng của bản thân, đã giúp tôi chủ động sáng tạo hơn trong việc nâng cao chất lượng dạy kỹ năng vận động tinh cho trẻ. 3. Đối với phụ huynh: Phụ huynh đã cảm thấy sự tiến bộ rõ nét của trẻ trong các kỹ năng vận động tinh của trẻ. Phối hợp cùng cô tốt hơn trong việc rèn các kỹ năng vận động tinh cho trẻ khi ở nhà. 4. Minh chứng (Các hình ảnh, video đã được trình chiếu trong Powerpoint phần thuyết trình) ......................., ngày tháng năm 2022. XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG NGƯỜI BÁO CÁO