SKKN Giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua một số hoạt động ở trường mầm non
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua một số hoạt động ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
skkn_giao_duc_tre_y_thuc_bao_ve_moi_truong_cho_tre_mau_giao.docx
Nội dung tài liệu: SKKN Giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua một số hoạt động ở trường mầm non
- 1 PHÒNG GD & ĐT ĐÔNG HƯNG TRƯỜNG MẦM NON NGUYÊN XÁ BÁO CÁO BIỆN PHÁP NÂNG CAO, CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ Tên biện pháp: "Giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua một số hoạt động ở trường mầm non” - Họ và tên người báo cáo: Trần Thị Minh Tân - Đối tượng thực hiện biện pháp: Độ tuổi 5 - 6 tuổi - Thời gian thực hiện biện pháp: Từ tháng 9/2022 đến tháng 11/2022 I. Lý do chọn biện pháp: 1.Tầm quan trọng của biện pháp: Cuộc sống đang ngày càng phát triển và hiện đại, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày được cải thiện, tuy nhiên, đối lập với nó là tình trạng ô nhiễm môi trường. Nó ảnh hưởng trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội, cũng như đời sống của con người. Trong những năm gần đây chúng ta hứng chịu thiên tai, bão lũ. Nghệ an chúng ta mà đặc biệt là huyện Kỳ Sơn vừa qua đã phải hứng chịu trận lũ quét kinh hoàng lịch sử cuốn trôi bao nhà cửa, xe cộ, làm hư hỏng nặng nề đường sá và cầu cống, gây thiệt hại về người và tài sản rất lớn. Thanh Chương chúng ta cũng bị ngập úng nhiều xã bị chia cắt, nhiều đội cứu trợ cứu hộ ứng cứu người cả đêm chạy lũ. Tất cả cũng do tình trạng ô nhiễm môi trường gây nên. Vì thế bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề hết sức nóng bỏng đã và đang được xã hội quan tâm, hướng tới một môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn, thân thiện. Giáo dục bảo vệ môi trường phải được bắt đầu từ lứa tuổi mầm non, giúp trẻ phát triển tư duy, hình thành nhân cách, hiểu về mình, về bạn bè và môi trường sống, biết sống thân thiện với môi trường ngay từ tấm bé. Việc tổ chức hoạt động thân thiện với môi trường trong trường mầm non chính là cách tiếp cận, tôn trọng quyền trẻ em, giúp trẻ sống và lớn lên vui tươi, lành mạnh, an toàn, đảm bảo cho trẻ tham gia tích cực chủ động vào quá trình phát triển, nhằm cung cấp cho trẻ một số hiểu biết về môi trường xung quanh từ đó hình thành ở trẻ ý thức bảo vệ môi trường. ( video, hình ảnh mở đầu vào bài là cảnh lũ quyét kỳ sơn, lũ lụt ở Thanh Chương ) 2. Thực trạng Trong năm học 2022 - 2023 bản thân tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp Mẫu giáo lớn B với số trẻ là 35 cháu. Qua quá trình chăm sóc giáo dục trẻ tại lớp tôi có một số thuận lợi và gặp một số khó khăn như sau:
- 2 - Nhà trường luôn quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, đồ dùng trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Đặc biệt mua sắm đồ dùng dụng cụ cho công tác vệ sinh và bảo vệ môi trường. - Nhờ sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường bản thân tôi được tham gia tập huấn các chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn đầy đủ trong năm học. (Hình ảnh về trường MN Thanh Chi) Bên cạnh những thuận lợi tôi gặp những khăn: Trẻ chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường nơi công cộng, chưa có thói quen nhặt rác bỏ vào thùng rác đúng nơi quy định. Chưa có ý thức cất đồ dùng đồ chơi gọn gàng sau khi chơi, chưa tự giác tham gia lao động vệ sinh môi trường nhóm lớp, chưa có ý thức bảo vệ chăm sóc cây xanh và bảo vệ nguồn nước. Giáo viên chưa chủ động, chưa linh hoạt trong vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường. Công tác tuyên truyền về giáo dục bảo vệ môi trường chưa hiệu quả. Phụ huynh chưa thực sự quan tâm nên chưa phối hợp với giáo viên để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ. Từ thực trạng trên nên tôi lựa chọn biện pháp giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi ý thức bảo vệ môi trường thông qua một số hoạt động ở trường mầm non Thanh Chi, thời gian áp dụng từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 11 năm 2022. II. Mục tiêu của biện pháp: 1. Yêu cầu cần đạt đối với trẻ: - Trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, có thói quen nhặt rác và bỏ vào thùng rác đúng nơi quy định. - Trẻ có thói quen và ý thức cất đồ dùng đồ chơi gọn gàng sau khi chơi - Trẻ tự giác tham gia lao động vệ sinh môi trường nhóm lớp - Trẻ có ý thức bảo vệ và chăm sóc cây xanh 2. Hiệu quả áp dụng biện pháp giúp giáo viên. - Khi áp dụng biện pháp này bản thân tôi tự tin, sáng tạo, linh hoạt trong cách tổ chức các hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường tại trường mầm non. III. Nội dung, cách thức thực hiện: Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp với nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ hằng ngày, ngoài việc cung cấp cho trẻ về kiến thức trong các hoạt động học thì tôi còn cung cấp cho trẻ ý thức bảo vệ môi trường: * Thứ nhất: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua hoạt động ngoài trời. Cũng như các hoạt động học thì hoạt động ngoài trời cũng vô cùng quan trọng và cần thiết, đây là cơ hội trẻ được tiếp xúc với đa dạng các đối tượng về môi trường, cung cấp cho trẻ nhiều kiến thức và ý thức bảo vệ môi trường như: Cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về môi trường: môi trường tự nhiên, môi trường xã hội Mối quan hệ giữa con người và môi trường, sự ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường
- 3 Hình thành cho trẻ thói quen, kỹ năng hành động và các hành vi phù hợp với môi trường. Giúp trẻ có thái độ tích cực với môi trường Ngoài cung cấp kiến thức cho trẻ về ý thức bảo vệ môi trường thì tôi còn tổ chức cho trẻ được thực hành trải nghiệm một số hoạt động cụ thể: Như nhặt lá vàng rơi trong sân trường, nhặt rác ở ngoài cổng trường, phân loại rác theo 2 loại đó là rác hữu cơ và rác thải. (Video, hình ảnh trẻ nhặt rác bỏ vào thùng rác) Sau nhặt rác và phân loại rác thì tôi cùng trẻ lựa chọn những loại rác có thể sử dụng tái chế, vệ sinh sạch sẽ để làm đồ dùng đồ chơi như lá cây làm các con vật, hộp sữa làm phương tiện giao thông với hoạt động này trẻ đã có ý thức cùng cô bảo vệ môi trường trong và ngoài sân trường. Hình ảnh trẻ cùng cô vệ sinh, phơi khô các loại rác đã được phân loại * Thứ hai: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua hoạt động học: - Để trẻ ý thức được việc tận dụng, sử dụng các nguyên phế liệu đã được vệ sinh sạch sẽ trong các hoạt động học. Tôi đã cung cấp cho trẻ một số kiến thức và kỹ năng làm đồ dùng đồ chơi từ phế liệu và rác đã được tái chế. Ví dụ 1: Với lá cây khô tôi tổ chức cho trẻ ở một số hoạt động tạo hình như đề tài: “Làm tranh con cá”, “Làm con trâu”. Hình ảnh trẻ đang hoạt động tạo hình Ví dụ: Với vỏ sữa, nắp chai tôi đã tổ chức cho trẻ “Làm một số phương tiện giao thông” với nắp chai trẻ “Làm tranh tặng mẹ” nhân ngày 20/10. Video trẻ hoạt động làm quà 20/10 từ các nguyên vật liệu * Thứ ba: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua hoạt động vệ sinh. Sau khi cung cấp kỹ năng và tổ chức các hoạt động cho trẻ trải nghiệm với việc thu gom rác, phân loại và vệ sinh với các loại rác và tổ chức cho trẻ làm các đồ chơi từ nguyên phế liệu tạo ra các sản phẩm đẹp, có ý nghĩa thì tôi còn giáo dục cho trẻ cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định, vệ sinh sạch sẽ sau khi thực hiện các hoạt động. Ảnh trẻ cất đồ dùng, ảnh trẻ bỏ rác vào thùng rác Ngoài ra hàng ngày tôi còn trò chuyện với trẻ về môi trường trong và ngoài lớp sạch sẽ từ đó giúp trẻ ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường trong và ngoài lớp học, hay để có một môi trường trong lành sạch, đẹp, mát mẻ trong gia đình thì chúng ta cần phải làm gì? trẻ đưa ra nhiều ý kiến như: trồng cây, có ao cá, có vườn rau xanh, có bồn hoa. IV. Kết quả biện pháp. Qua một thời gian áp dụng các biện pháp từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 11 năm 2022 tôi đã đạt được những kết quả sau: 1. Đối với trẻ: - Biết giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, như nhặt rác bỏ vào thùng rác đúng nơi quy định.
- 4 - Trẻ biết cất đồ dùng đồ chơi gọn gàng sau giờ học giờ chơi, trẻ tự giác tham gia lao động vệ sinh môi trường nhóm lớp. - Trẻ biết bảo vệ, chăm sóc cây xanh và bảo vệ môi trường. - Trẻ biết sử dụng các nguyên phế liệu đã được vệ sinh sạch sẽ trong các giờ hoạt động. 2. Đối với giáo viên: - Giúp cho tôi tự tin, sáng tạo, linh hoạt trong cách tổ chức các hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường tại trường mầm non. 3. Đối với phụ huynh: Thông qua các hoạt động giáo dục trẻ đã đạt được, phụ huynh đã nhận thức hơn về tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường, đồng thời tích cực và tự giác phối hợp với cô để giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường mọi lúc mọi nơi, cũng như khi ở nhà để trẻ có thói quen thường xuyên giữ môi trường luôn sạch sẽ. 4. Minh chứng. (Các hình ảnh, video đã được trình chiếu trong Powerpoint phần thuyết trình) Thanh chi, ngày tháng 11 năm 2022 XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG NGƯỜI VIẾT BÁO CÁO Phan Thị Hồng Chiến Trần Thị Minh Tân
- 5 * Bảng kết quả trước và sau khi áp dụng biện pháp Kết quả trước Kết quả sau TT Tiêu chí đánh giá Số trẻ khi áp dụng Khi áp dụng được biện pháp biện pháp khảo Số trẻ Số trẻ sát đạt Tỷ lệ đạt Tỷ lệ được % được % 1 Trẻ có kỹ năng giữ gìn vệ sinh 35 17 48,5 % 32 91,4% nơi công cộng,có thói quen vứt rác đúng nơi quy định. 2 Trẻ có thói quen cất đồ dùng ,đồ 35 18 51,4% 33 94,2% chơi gọn gàng sau giờ học, giờ chơi 3 Trẻ tự giác tham gia vệ sinh 35 15 42,8% 34 97,1% nhơm lớp 4 Trẻ có ý thức bảo vệ cây xanh 16 45, 7% 32 91,4%