SKKN Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học

pdf 14 trang Diệu Hiền 17/04/2025 170
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_dao_duc_cho_tre_mau_giao_5_6.pdf

Nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học

  1. SKKN “Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học”. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ trong trường Mầm non. Đơn vị áp dụng: Trường mầm non Hồng Việt BÁO CÁO MÔ TẢ SÁNG KIẾN. 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học”. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ trong trường Mầm non. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1:Tình trạng giải pháp đã biết: Năm học 2021 - 2022 tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công trực tiếp giảng dạy lớp 5TB với tổng số học sinh là 42 cháu. Bước vào thực hiện tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn như sau: 3.1.1: Thuận lợi: Trường Mầm Non Hồng Việt là trường đã được công nhận là trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1, Ban giám hiệu nhà trường đã thực sự quan tâm chỉ đạo sát sao tới các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên thực hiện nhiệm vụ năm học. Ngay từ đầu năm học, Ban giám hiệu nhà trường đã triển khai nội dung kế hoạch năm học 2021 - 2022. Vì vậy nhà trường luôn sát sao chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt
  2. các nhiệm vụ được phân công nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, động viên sự sáng tạo của giáo viên, khích lệ chị em cải tiến đổi mới phương pháp vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, cụ thể đưa vào các tiêu chí đánh giá xếp loại thi đua, hàng tháng có khen thưởng động viên kịp thời. Về cơ sở vật chất, trường luôn tạo điều kiện cung cấp bổ sung đầy đủ về trang thiết bị cũng như bồi dưỡng về kĩ năng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên. Bản thân giáo viên thực sự tâm huyết với nghề, có trình độ chuyên môn vững vàng, nắm vững phương pháp, sớm được tiếp cận với các hoạt động giáo dục mầm non theo chương trình mới, có ý thức tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn của mình, tham gia vào các lớp học bồi dưỡng chuyên môn do nhà trường tổ chức, dự các buổi chuyên đề của trường, dự giờ đồng nghiệp tạo điều kiện củng cố kiến thức và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, tạo được niềm tin khi phụ huynh gửi con tới lớp. Cô nắm vững về phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ. Luôn yêu nghề mến trẻ, tận tình với trẻ và phụ huynh. Bản thân luôn cố gắng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao kiến thức về công nghệ thông tin để phục vụ cho chương trình mới hiện nay của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Lớp học được trang trí lớp phù hợp với chủ đề, có ti vi, đồ dùng đồ chơi được trang cấp tương đối đầy đủ nên cũng thuận lợi cho việc học tập và vui chơi của trẻ. Các cháu có cùng độ tuổi, ngoan, có nề nếp và thói quen học tập. Trẻ mạnh dạn, tự tin, thích tham gia vào các hoạt động. Phụ huynh luôn mong muốn con em mình phát triển toàn diện, đặc biệt là lĩnh vực phát triển ngôn ngữ, trong đó có môn văn học. Đa số phụ huynh nhận thức đúng đắn về sự cần thiết phải rèn luyện kĩ năng đọc thơ, kể chuyện làm tiền đề cho trẻ bước vào lớp 1. Cô và trẻ cũng tạo được một số đồ dùng, đồ chơi, tranh truyện để phục vụ chuyên đề. Có sự quan tâm giúp đỡ của phụ huynh trong một số việc như tạo điều kiện cho trẻ đến lớp đầy đủ, sưu tầm tranh ảnh sách báo, bìa, vải vụn 3.1.2. Khó khăn: Cơ sở vật chất và trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi của trường đã được đầu tư, song vẫn chưa đáp ứng được với điều kiện của
  3. chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay. Chế độ sinh hoạt trong một ngày của trẻ diễn ra thường xuyên, liên tục, để bám sát vào các hoạt động của trẻ thì giáo viên có quá ít thời gian để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ. Nhận thức của các cháu không đồng đều, một số trẻ nhận thức chậm, chưa có nề nếp thói quen học tập, vẫn còn rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của trẻ. Số ít trẻ là con em cán bộ công nhân viên chức, còn lại đa số trẻ là con em nhà lao động, nên đa số phụ huynh bận công việc, chưa quan tâm nhiều đến vấn đề học ở trường mầm non của trẻ, chưa tạo tâm lý và khả năng tự học, tự sáng tạo của trẻ. Sự nhận thức của một số phụ huynh còn hạn chế dẫn đến một số trẻ còn nhút nhát. Một số ít phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học của trẻ, chưa thực sự hợp tác cùng cô giáo để có biện pháp dạy trẻ cho tốt nên đã không ít ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ. 3.1.3. Kết quả: Từ những thuận lợi và khó khăn trên, sau khi nhận lớp một thời gian, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng trẻ đầu năm học. BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Mức độ Nội dung Tốt Khá Đạt Chưa yêu đạt cầu yêu cầu Nghe 15/42 10/42 6/42 11/42 đạt đạt đạt đạt 26% 36 % 24 % 14 % Nói 13/42 12/42 7/42 10/42 đạt đạt đạt đạt 24% 31 % 28,5 % 16,6 %
  4. Thể hiện tính cách 8/42 đạt 10/42 6/42 18/42 đạo đạt đạt đạt 19 % đức 43% 24 % 14,2 % 3.2: Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: -Mục đích của giải pháp: Việc giáo dục đạo đức là vấn đề cấp thiết không chỉ ở một quốc gia nào. “Trong tương lai tri thức là quyền lực, giáo dục đạo đức là chìa khóa cuối cùng mở cánh cửa vào tương lai”. Đảng và Nhà nước ta cũng xác định được rằng giáo dục đạo đức cho trẻ ở lứa tuổi mầm non là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Để giáo dục đạo đức cho trẻ nhiệm vụ đó trước hết là của các cô giáo. Trên cơ sở điều tra chất lượng giáo dục đạo đức đạo đức của lớp, của từng bản thân mỗi trẻ từ đó rút ra một số kết luận về tâm lý lứa tuổi điển hình, đề xuất một số biện pháp giáo dục đạo đức nhằm nâng cao chất lượng đạo đức cho trẻ thông qua việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. Việc tìm hiểu và đánh giá chất lượng đạo đức của trẻ nhằm giúp giáo viên nắm được tình hình đạo đức của lớp mình, nhìn nhận được thái độ, ý thức của mỗi trẻ, hiểu được yếu tố và nguyên nhân nào đã tác động đến đạo đức của bản thân mỗi trẻ. Từ đó tìm cho mình phương pháp giảng dạy thông qua môn văn học và các hoạt động tập thể có hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ nhằm nâng cao chất phẩm chất đạo đức cho các em, cũng từ đó rút ra cho bản thân những bài học quý báu trong việc hình thành nhân cách cho trẻ mầm non. -Nội dung giải pháp: Tính mới của giải pháp. Trang bị cho học sinh những hiểu biết nhất định về đạo đức của xã hội đối với cá nhân, các yêu cầu biểu thị dưới dạng các chuẩn mực đạo đức, các quy tắc đạo đức, các khái niệm đạo đức, các nguyên tắc đạo đức, các lý tưởng đạo đức, để giúp cho học sinh ý thức được ý nghĩa, tính đúng đắn, giá trị của các hành vi đạo đức phù hợp với các yêu cầu để ứng xử đúng đắn trong các tình huống đạo đức. Hình thành cho học sinh kinh nghiệm đạo đức, thói quen đạo đức thông qua việc tổ chức cho các em tập dượt trong các hoạt
  5. động (học tập, lao động, công tác xã hội, sinh hoạt tập thể, ). Thói quen hành vi đạo đức chỉ được hình thành và trở nên bền vững thông qua hoạt động, mối quan hệ đa dạng với những người khác, trẻ em tự khẳng định, tự tin đó là điều quan trọng trong việc ứng xử đạo đức. Bồi dưỡng cho học sinh ý thức, thái độ, hành vi đối với phẩm giá của con người trong quan hệ đối với người khác. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài:“Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học” . Tôi đã xác định những nội dung giáo dục sau: Giáo dục lòng nhân ái (tình yêu thương) và những nhân tốsơ đẳng về lòng yêu nước. Giáo dục quan hệbạn bè xây dựng tìnhđoàn kết, khuyến khích trẻ biết giúp đỡ học tập lẫn nhau, sống hòa thuận bên nhau, biết tuân thủ những quy tắc ban đầu trong sinh hoạt tập thể. Giáo dục những quy tắc lễ phép và văn hóa, những đức tính tốt. Như vậy, thông qua những nội dung giáo dục đạo đức trên đây, trong quá trình cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học tôi đã áp dụng một số biện pháp sau nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện về đạo đức. 3.2.1: Biện pháp 1: Biện pháp giải thích (Trao đổi thỏa thuận). Trong biện pháp này cô có thể dùng tranh minh hoạ, các loại rối ...để trẻ hiểu sâu về nội dung trong các bài thơ, câu chuyện. Giúp trẻ hiểu được ý nghĩa giáo dục của một tác phẩm văn học đềtừ đó thuyết phục, khuyên nhủ trẻ hành động theo đúng các chuẩn mực quy tắc đạo đức. Ví dụ: Trong câu chuyện: “Bó hoa tươi thắm” cô giáo giúp trẻ hiểu được rằng một em bé ngoan biết giúp đỡmọi người khi gặp khó khăn và bé sẽ nhận được những tình cảm tốt đẹp nhất mà mọi người dành cho mình chính là bó hoa tươi thắm mang đến tặng bà. Trong câu chuyện “Ba cô gái” cô giảng giải nội dung để trẻ hiểu tình
  6. thương yêu của bố mẹ đối với các con là vô hạn, quađó trẻ hiểu được người mẹ luôn làm công việc vất vả tất cả vì các con, còn tình cảm của con đối với mẹ ra sao? Nếu như người con chưa biết thương mẹ, thì xẽ nhận hình phạt nào trong chuyện? Từ đó trẻ thêm về tình cảm yêu thương của mẹ giành cho con và tình yêu thương của con đối với mẹ. Ví dụ: Bài thơ “Chú giải phóng quân” qua sự giải thích của cô giáo giúp trẻ hiểu được rằngđây là bài thơ viết về chú bộ đội trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹcứu nước, các chú phải chiến đấu anh dũng, vô cùng vất vả để giành được độc lập tự do cho dân tộc, để cho chúng ta có được cuộc sốngấm no như ngày hôm nay, từ đó giúp trẻ thêm yêu, tự hào về chú bộ đội. Ví dụ: Bài thơ “Ảnh Bác”. Đối với trẻ em hình ảnh Bác Hồ luôn tỏa sáng và luôn là tấm gương sáng cho tất cả mọi người học tập và noi theo. Thông qua bài thơ, cô giáo cần phải giải thích cho trẻ hiểu Bác Hồ là vị lãnh tụ của đất nước, Bác có công lao vô cùng to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Khi Bác còn sống, vào những ngày hội, ngày lễ, ngày tết Bác thường gửi thư, gửi quà cho mọi người, nhất là các em thiếu nhi luôn được bác dành tình cảm đặc biệt, tất cả mọi người đều yêu quý, kính trọng Bác cho dù Bác Hồ cóđi xa nhưng hình ảnh Bác luôn ở trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam. Ví dụ: Trong các câu ca dao: “ Chim trời ai dễ đếm lông Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày” “ Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Đây là những câu ca dao ca ngợi những công lao to lớn trời biển của cha mẹ. Công laoấy được so sánh với những hìnhảnh, biểu tượng to lớn như núi Thái Sơn, và tình cảm của cha mẹ dành cho con được ví nhưnước trong nguồn không bao giờcạn Chính vì vậy, là người con phải luôn kính trọng cha mẹ, phải chăm ngoan, vâng lời cha mẹ. => Như vậy ta thấy rằng, với biện pháp này thì việc giải thích cho trẻ hiểu được một câu chuyện, một bài thơ hay, câu ca dao, tục ngữ đòi hỏi người giáo viên cần có một kiến thức sâu sắc về tác phẩm và có các đồ dùng dạy học đểtừ đó mới có thể truyền thụ và cung cấp cho trẻ những tri thức, hành vi
  7. đúng đắn nhất. 3.2.2: Biện pháp 2: Biện pháp nêu gương. Tôi thấy rằng biện pháp này được sử dụng nhiều đối với trẻ mầm non vìở lứa tuổi này, trẻ rất muốn được khen, được làm giống như mọi người lớn. Chính vì vậy những tấm gương tốt trong thơ truyện sẽ giúp cho trẻ, khơi gợiở trẻ tính hướng thiện, biết giúp đỡmọi người, mong muốn được bắt chước, noi gương người mà trẻ ngưỡng mộ. Ví dụ: Qua câu chuyện “Củcải trắng” giúp trẻ hiểu được để có một tình bạn trong sáng tốt đẹp, các bạn phải biết giúp đỡ lẫn nhau, quan tâm, chia sẻ cho nhau như: Thỏ,Hươu, Dê giúp nhau cho củ cái trắng, chính hành động của các nhân vật trong truyệnđã tác động đến trẻ làm cho trẻ hiểu được cái hay cái đẹp trong mối quan hệ bạn bè. Từ đó trẻ luôn mong muốn học tập các nhân vật đó để làm được các công việc tốt cho bạn bè của mình. Ví dụ: Trong câu truyện “Thánh Gióng” đã ca ngợi tinh thần yêu nước sâu đậm của một chú bé Gióng nói riêng và của cả dân tộc Việt Nam nói chung. Trong cái phi thường khiến cho trẻ thán phục thì cũng có cái rất gần gũi với trẻ đó là hìnhảnh chú bé lên ba chưa biết nói, biết cười nhưng khi đất nước bị giặc xâm chiếm chú bé bỗng chốc trở thành chàng trai khỏe mạnh, anh dũng đứng ra cứu nước cứu dân. Câu chuyện giúp trẻ hiểu được nhờ có lòng yêu nước, căm thù giặc sẽ giúp con người có lòng quyết tâm, nó là một động lực thúc đẩy Thánh Gióng làm một điều phi thường. => Tóm lại, do đặc thù của trẻmầm non là luôn có ham muốn hiểu biết được bắt chước, noi theo vì vậy, ngoài việc cho trẻ những tấm gương sáng để trẻ noi theo thì chính giáo viên cũng phải là một tấm gương sáng để ảnh hưởng đến trẻ, tác động đến trẻ. 3.2.3: Biện pháp 3: Biện pháp khen, chê. Đây là biện pháp giúp trẻ hiểu được thế nào là tốt - xấu, nên - không nên, đúng - sai. Ví dụ: Truyện “Cây khế” qua câu truyện trẻ tỏ rõ thái độ chê trách người anh tham lam, chính sự tham lam đó đã làm cho người anh bị trừng
  8. phạt, bên cạnhđó cũng giúp cho trẻ biết hướng tới những việc làm tốt đẹp, tránh xa việc xấu, từ đó hình thành ở trẻ những tình cảm trong sáng lành mạnh. Hay qua câu truyện “Dê con nhanh trí” khen ngợi sự thông minh nhanh trí của Dê con giúp trẻ thấy được Dê con là một con vật thông minh ngoan ngoãn, biết nghe lời mẹdặn lại không hề run sợ trước kẻ ác. Nhưvậy trẻ biết được cái tốt luôn chiến thắng cái xấu, cái thiện luôn chiến thắng cái ác. Ví dụ: Bài thơ“Bập bênh”. Qua bài thơ này giúp trẻ hiểu được khi chơi với bạn phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau không tranh giành hơn thua cùng bạn. Trong biện pháp này cô có thể cho trẻtậpđóng kịch, trẻ nhập vào vai nhân vật trẻ biết được việc gì đúng - sai , nên - không nên. => Ta thấy rằng việc khen chê đối với trẻ trước một sự việc, một hành động nàođó chính là giúp trẻ bày tỏ chứng kiến của mình bởi vì tâm hồn trẻ rất hướng thiện. Chính vì vậy mà những tình huống giáo viên đặt ra hay những tình huống xảy ra trong quá trình giao tiếp của trẻ luôn được cô giáo xử lý kịp thời, đúng đắn để không làm mất đi sự mong muốn được khen của trẻ. 3.2.4: Biện pháp 4: Biện pháp giáo dục đạo đức trong các hoạt động thực tiễn (Trò chơi, hoạt động ngoài trời, đồng dao, ca dao, tục ngữ). Đây là cơ hội giáo viên tạo ra những tình huống có vấn đề cho trẻ xử lý từ đó trẻ có thể tích lũy được những vốn kiến thức đạo đức, những kinh nghiệm đạo đức trong mối quan hệ giữa trẻ với mọi người và với sự vật hiện tượng xung quanh trẻ. Vídụ: Thông qua trò chơi: “Lấy nước giúp bạn” tôi lồng vào câu chuyện “Tích Chu”, tôi thấy trẻ rất hào hứng tham gia và biểu hiện được lòng khoan
  9. dung độlượng với bạn khi bạnđã nhận ra lỗi lầm của mình và sửa lỗi lầm đó. Khi tham gia trò chơi trẻcảm thấy mìnhđã góp một phần trong việc lấy được nước suối tiên để bà uống và trở lại thành người. Cách chơi được tổ chức của trò chơi này là: Cô giáo chia lớp thành hai đội, mỗi đội để có được một bình nước thì phải vượt qua nhiều chướng ngại vật để mang nước về. Đội nào hết bạn trước và mang nhiều nước về trước sẽ chiến thắng. Hay cô có thểtổ chức cho trẻ nhiều trò chơi khác phù hợp với từng nội dung câu truyện hay bài thơ. Ví dụ: Thông qua hoạt động ngoài tiết học, ngoài việc cho trẻ đọc thơ, kể chuyện về cô giáo, Bác Hồ, Chú bộ đội trong những buổi học, những ngày kỷ niệm, những ngày lễ lớn thì tôi còn tổ chức cho trẻ biểu diễn văn nghệ, trò chuyện về chủ đềcủa ngàyđó, từ đó giúp trẻ hiểu được ý nghĩa sâu sắc, từ đó yêu mến con người, yêu quê hương đất nước mình hơn. Vídụ: Bài thơ: ‘Em yêu nhà em”, cô giáo ngoài việc giáo dục trẻ có tình cảm yêu thương gắn bó với ngôi nhà thân yêu của mình thì cô giáo giúp trẻ thể hiện tình thương yêuđó qua nét vẽ, qua cách tô màu bức tranh mình thể hiện. Tất cả trẻ đều tham gia và phát huy trí tưởng tượng của trẻ về một ngôi nhà hạnh phúc có một gia đình sống vui vẻ hòa thuận. Hay qua việc sửdụng các câu đố, bài thơ cô trẻ sáng tác giúp trẻ có thể khắc sâu hình ảnh những nhân vật tốt: “ Là cậu bé nhỏ, Bỗng chốc biến thành, Chàng trai khỏe mạnh, Giúp nước giúp dân, Đánh quân cướp nước”. Hay câu đố trong truyện “Bó hoa tươi thắm” : “ Ai người chăm chỉ hiền lành Giúp cho dê, chó vượt nhiều khó khăn Chó cún cảm động trong lòng Tặng luôn cho bạn bó hoa tuyệt vời”. => Nhưvậy, việc giáo dục đạo đức thông qua trò chơi câu đố, các hoạt động ngoài tiết học là việc hết sức quan trọng, nó đòi hỏi giáo viên
  10. phải linh hoạt trong quá trình tổ chức để giúp đỡ cho tư duy, ngôn ngữ phát triển và hình thành cho trẻ những khái niệm đạo đức cơbản. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp. Sau một năm học nghiên cứu và ứng dụng bản sáng kiến: “Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học”đã mang lại hiệu quả rất lớn trong việc dạy và học. Tôi tin tưởng rằng đề tài “Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học” không chỉ áp dụng thực hiện được ở lớp Mẫu giáo 5 tuổi B và các lớp khác trong trường Mầm non Hồng Việt, mà còn có thế áp dụng được ở tất cả các trường Mầm non trên toàn huyện. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp. Có thể nói qua một năm nghiên cứu áp dụng những kinh nghiệm, một số biện pháp trong và ngoài giờ học ở lớp tôi thấy chất lượng về việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học nâng lên rõ rệt , trẻ rất thích học môn học này, rất mạnh dạn tham gia các hoạt động và đã đạt được một số kết quả nhất định. * Về phía trẻ: Trẻ có khả năng thuộc tác phẩm hiểu nội dung tác phẩm văn học.Trẻ có khả năng tự sáng tạo và thể hiện tính cách, nhập vai một cách linh hoạt. Biết thể hiện tình cảm, thể hiện tính cách đạo đức thông qua tác phẩm văn học. Biết và kể truyện, đọc thơ sáng tạo, biết mạnh dạn tự tin biểu diễn trước mọi người xung quanh. Qua việc thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với Văn học và Chữ viết” của ngành và quá trình thực hiện đề tài “Mộtsố biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học” có áp dụng sáng kiến giáo dục. Được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu và các đồng nghiệp trong trường cùng với thực tếlớp.