SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ ở trường Mầm non Thăng Long
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ ở trường Mầm non Thăng Long", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_bua_an_cho_tre_o_t.pdf
Nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ ở trường Mầm non Thăng Long
- Sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ ở trường Mầm non Thăng Long” - Tác giả: Nguyễn Thị Thao - Phó HT BÁO CÁO SÁNG KIẾN Hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến Tên sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ ở trường Mầm non Thăng Long” Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến: - Việc chăm sóc, nuôi dưỡng cho trẻ đúng cách ngay từ ban đầu có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết định lâu dài đến tương lai của trẻ, trẻ em là hạnh phúc của mỗi gia đình, là mầm non tương lai của đất nước. Vì vậy dinh dưỡng hợp lý cho trẻ trong độ tuổi mầm non hết sức quan trọng đến sự phát triển của trẻ cả về thể chất và trí tuệ. Đây là giai đoạn tiền đề quyết định đén sự phát triển toàn diện của trẻ sau này. Đầu tư cho dinh dưỡng không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn mang ý nghĩa xã hội như tiết kiệm chi phí chăm sóc y tế, tăng khả năng giáo dục, năng lực trí tuệ và năng suất lao động trong giai đoạn trưởng thành, Ăn uống đủ chất giúp trẻ tăng trí thông minh và khả năng học tập sau này. Nếu không được cung cấp chế độ ăn đảm bảo hợp lý, cân bằng, trẻ sẽ chậm phát triển về thể chất, ảnh hưởng đến sự phát triển về trí não và có thể mắc một số bệnh như suy dinh dưỡng, béo phì, thiếu máu, còi xương, khô mắt, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, rối loạn tiêu hóa, giảm sức đề kháng. Chính vì thế, việc nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ ở trường mầm non để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và phát triển giáo dục toàn diện cho trẻ. Để thực hiện được công tác này nhà trường có những thuận lợi và khó khăn sau: *Thuận lợi:
- - Được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Phòng GD&ĐT Đông Hưng, cũng như sự quan tâm của các cấp, các ngành và lãnh đạo của địa phương, sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh đối với việc nâng cao chất lượng bữa ăn đảm bảo sức khỏe cho trẻ. - Để bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, ngay từ đầu năm nhà trường đã tổng vệ sinh, khử khuẩn toàn bộ khuôn viên và các phòng học, đặc biệt là khu vực bếp ăn. Trường đã có bếp ăn một chiều với đầy đủ đồ dùng, dụng cụ phục vụ bữa ăn bán trú. Cùng với thực hiện tốt quy trình bếp ăn một chiều, nhà trường luôn giám sát chặt chẽ công tác vệ sinh an toàn thực phẩm bữa ăn cho trẻ. Quan trọng nhất là khâu lựa chọn thực phẩm, nhà trường ký hợp đồng và cam kết với nhà cung cấp lương thực, thực phẩm có uy tín, địa chỉ tin cậy, vừa là người địa phương, vừa là phụ huynh học sinh; các sản phẩm cung cấp cho bếp ăn bảo đảm rõ nguồn gốc, tươi ngon.Trường có diện tích rộng hơn 6000m2 có khu vui chơi của trẻ, có vườn rau, vườn cây ăn quả để cung cấp thêm cho nhà bếp rau và quả sạch cho trẻ ăn. Đến nay, 3 nhân viên phục vụ bếp ăn bán trú tại trường đều đã được tiêm vắc xin phòng Covid-19, và khám sức khỏe ít nhất 1 lần/ năm. Hằng năm, đều được tham gia tập huấn và có chứng chỉ nghề nghiệp, có kinh nghiệm lâu năm trong phục vụ bếp ăn bán trú. - Ngoài ra, Ban Giám hiệu và phụ huynh học sinh nhà trường thường xuyên theo dõi, giám sát chặt chẽ tất cả các khâu từ tiếp nhận thực phẩm, sơ chế, chế biến, chia suất ăn cho trẻ. Thức ăn hằng ngày được nhà trường lưu mẫu 24h theo đúng quy định và có sổ sách ghi chép, theo dõi đầy đủ. Nhà trường tổ chức cho trẻ ăn tại lớp; thực hiện giữa các bàn ăn và số trẻ ngồi trong 1 bàn. Đồng thời, trang bị đầy đủ đồ dùng phục vụ ăn uống phù hợp cho từng nhóm lớp như: 5 tuổi cho trẻ ăn theo nhóm ăn gia đình, 3, 4 tuổi trẻ ăn theo xuất, nhà trẻ cô lấy ăn cho trẻ; yêu cầu tất cả giáo viên hướng dẫn trẻ thực hiện vệ sinh cá nhân, sát khuẩn trong quá trình ăn tại lớp. Các nhân viên phục vụ nhà bếp cũng thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang, đeo gang tay, rửa tay sát khuẩn trước và sau khi sơ chế, chế biến thực phẩm. Hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc, giáo dục trẻ được bảo đảm đã giúp các phụ huynh yên tâm về chất lượng dạy và học bán trú của nhà trường. - Nhà trường có đội ngũ cán bộ, giáo viên nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc được phân công. 100% cán bộ giáo viên trong nhà trường đã
- đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn. - Ban giám hiệu luôn hỗ trợ, giúp đỡ nhau trọng mọi công việc, nhất là công tác chăm sóc bữa ăn cho trẻ được nhà trường đặt lên hàng đầu. - Ban giám hiệu có biệp pháp cụ thể để nâng cao chất lượng bữa ăn, xây dựng thực đơn theo tuần, tháng, theo mùa. *Khó khăn: Bên cạnh đó trong quá trình thực hiện tôi còn có những khó khăn sau: - Là một xã thuần nông nên phần đông trẻ là con em nông thôn, chủ yếu bố mẹ đi làm công ty không có thời gian nhiều quan tâm chăm sóc tốt cho con, giao việc chăm sóc con cái cho ông bà ở nhà, ông bà già không có kiến thức khoa học trong việc chăm sóc tốt cho trẻ, nhiều trẻ thể lực chưa đạt yêu cầu so với độ tuổi, vệ sinh cá nhân chưa thật sự gọn gàng, sạch sẽ. -Trên thực tế vấn đề dinh dưỡng và sức khỏe trẻ em là vấn đề đang được toàn xã hội quan tâm, và trước đây chúng ta chưa quan tâm thì ngay từ bây giờ hãy bắt đầu việc quan tâm tới trẻ. Chúng ta đều thấy rõ tầm quan trọng trong việc ăn uống hàng ngày của trẻ, đó là nhu cầu thiết yếu không thể thiếu được trong đời sống hàng ngày của con người và ăn uống là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển, hoạt động và học tập của trẻ. Vậy cần phải ăn uống như thế nào để đảm bảo dinh dưỡng cân đối hài hòa giữa chất và lượng. Giúp trẻ phát triển toàn diện, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em, tăng cường hệ miễn dịch phòng, chống dịch bệnh. Ngoài việc ăn uống đủ chất, đủ lượng cần phải chú ý đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Bởi việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm nhất trong các trường mầm non. Vì trẻ còn nhỏ cơ thể trẻ còn non yếu nếu để xảy ra ngộ độc thực phẩm không những ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến tinh thần và trí tuệ sau này của trẻ. Vì vậy mà việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm phải luôn được quan tâm chú trọng trong các trường mầm non. Để có bữa ăn ngon đảm bảo đủ lượng và các chất dinh dưỡng một cách an toàn, hợp lý không phải là đơn giản, nhất là bữa ăn cho các cháu trong trường mầm non. Xuất phát từ nhận thức trên, bản thân tôi là một người quản lý, phụ trách việc tổ chức công tác chăm sóc nuôi dưỡng của nhà trường tôi hiểu rõ về việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ nhất là nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ mầm non để phòng, chống dịch bệnh, nâng cao
- sức đề kháng là rất quan trọng. Vì vậy tôi đã chọn đề tài:“Một số biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ ở trường mầm non Thăng Long” để nghiên cứu. Mô tả giải pháp kỹ thuật Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến Như chúng ta đã biết “Sức khỏe là vốn quý nhất của con người” mà đời người lại được khởi nguồn từ tuổi trẻ. Để có một tương lai của tuổi trẻ thì chúng ta không thể bỏ qua yếu tố ban đầu “Sức khỏe của trẻ thơ”, trẻ có được sức khỏe tốt sẽ tham gia tích cực vào các hoạt động. Giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt Đức - trí - thể - mỹ - lao động. Trẻ mầm non là giai đoạn vàng cho việc phát triển tầm vóc trí tuệ con người trưởng thành, nhiệm vụ của giáo dục mầm non là chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong độ tuổi ở trường mầm non là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Để trẻ em lớn lên và trưởng thành là cả một quá trình, ngay từ bé khi chào đời trẻ được vuốt ve, âu yếm bằng sự yêu thương, chăm sóc của ông bà, cha mẹ và người thân, đến tuổi đi học người thầy đầu tiên là cô giáo mầm non. Dinh dưỡng là nền tảng của sức khỏe. Khi cơ thể khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt sẽ ít bị lây nhiễm hơn và nếu có nhiễm virus thì biểu hiện bệnh cũng nhẹ hơn, mau lành hơn khi cơ thể mệt mỏi, suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng và có sức đề kháng kém. Trẻ mầm non, đặc biệt trong những năm đầu đời, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, nên có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe rất lớn nếu bị lây nhiễm bệnh, nhất là những trẻ cân nặng ít, suy dinh dưỡng hay có bệnh nền, bệnh mạn tính. Việc lựa chọn thực phẩm có các chất dinh dưỡng phù hợp, tỷ lệ cân đối giúp cho cơ thể khỏe mạnh, tạo nhiều yếu tố miễn dịch để nâng cao sức chống đỡ của cơ thể con người với virus gây bệnh, có vai trò quan trọng trong dự phòng và điều trị các bệnh truyền nhiễm. Trường Mầm non là trường học đầu tiên của trẻ, là cái nôi lớn nhất nuôi dưỡng trẻ nên người, mỗi chúng ta ai cũng mong muốn cho con em mình lớn lên thật khỏe mạnh, hồn nhiên và thông minh, thoải mái vui đùa cùng bạn bè. Nhưng làm thế nào để trẻ có được cơ thể khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt, hệ miễn dịch khỏe, phòng tránh được tốt nhất bệnh truyền nhiễm ? thì quả là vô cùng khó khăn, đó không chỉ là điều trăn trở của các bậc phụ huynh mà còn là điều suy nghĩ lo lắng của các cán bộ, giáo viên trong trường mầm non.
- Những năm trước vì điều kiện kinh tế của các bậc phụ huynh còn khó khăn, các cô giáo cũng chưa chú trọng đến dinh dưỡng của trẻ về việc ăn uống đủ lượng và chất, chế độ ăn uống khoa học hợp lý kết hợp với rèn luyện thể lực đều đặn, nên số trẻ suy dinh dưỡng nhiều trên 5%, số trẻ mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh mãn tính cũng tăng cao. Là một cán bộ phụ trách chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại trường Mầm non tôi nhận thấy rằng để cho những đứa trẻ phát triển tốt về mọi mặt thì cần phải đặt việc nâmg cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường Mầm non lên hàng đầu. Bởi vì “Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc điều hòa hệ miễn dịch của cơ thể. Dinh dưỡng cung cấp các nguyên liệu cho cơ thể con người, tạo ra hệ miễn dịch. Do vậy, cần thường xuyên có chế độ ăn uống khoa học hợp lý và duy trì lối sống lành mạnh, rèn luyện thể lực đều đặn để có sức khỏe tốt, phòng tránh dịch bệnh” Chính vì vậy nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ mầm non có một vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo con người. Cùng với nhiệm vụ phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em, hiện nay vấn đề nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường Mầm non là mối quan tâm hàng đầu của cán bộ quản lý và giáo viên trong nhà trường. Nhận thức được điều đó, với cương vị là một cán bộ quản lý phụ trách công tác chăm sóc nuôi dưỡng tôi thật sự băn khoăn, suy nghĩ làm thế nào để nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ tại trường để phòng, chống dịch bệnh, giúp trẻ ăn ngon miệng, hết xuất, khỏe mạnh và tăng cân. Từ đó bản thân tôi luôn luôn cố gắng học hỏi, tìm ra các biện pháp để thực sự nâng cao chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ mầm non để phòng, chống dịch bệnh. Do vậy tôi mạnh dạn quyết định lựa chọn đề tài“Một số biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trường mầm non Thăng Long” nhằm góp phần nhỏ bé của mình vào việc chăm sóc sức khỏe của trẻ mầm non nói chung và trẻ trường mầm non xã nhà nói riêng ngày một tốt hơn, cho tầm vóc trẻ em Việt Nam ngày một tiến xa sánh vai cùng thế giới. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến: Để đáp ứng yêu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ được tốt hơn, bản thân tôi cùng với Ban giám hiệu luôn cố gắng suy nghĩ làm thế nào để có một bữa ăn ngon, chế độ ăn khoa học, hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ phòng, chống dịch bệnh. Là người quản lý phụ trách công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ của nhà trường, bản thân tôi nhận thức được tầm quan trọng của công tác chăm sóc bữa ăn cho trẻ, cùng với tinh thần trách nhiệm cao tôi thường xuyên theo dõi các bữa ăn của các cháu, xem thức ăn
- có hợp khẩu vị với trẻ không để có biện pháp điều chỉnh và chỉ đạo kịp thời. Sau đây là môt số giải pháp thực hiện trong việc nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ tại trường mầm non để phòng, chống dịch bệnh mà trường tôi đã thực hiện. 1. Thứ nhất là: Xây dựng chế độ ăn khoa học, hợp lý cho trẻ mầm non - Chế độ dinh dưỡng quan trọng nhất là sự hợp lý và ăn đa dạng thực phẩm, giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch. - Khẩu phần ăn của trẻ được tính trên phần mềm Bán trú - Trước hết bản thân tôi luôn trưng cầu ý kiến, phản hồi từ phía giáo viên và tham khảo, học hỏi dưới mọi hình thức. Để có một khẩu phần ăn cân đối cho trẻ, tôi đã phối hợp nhiều loại thực phẩm với nhau trong ngày ở tỷ lệ thích hợp, bên cạnh đó thay đổi kết hợp giữa các loại thực phẩm để tạo ra các món ăn khác nhau có sức hấp dẫn đối với trẻ, đảm bảo năng lượng theo lứa tuổi. Nhằm đảm bảo đầy đủ nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong ăn uống để phòng tránh bệnh tật. - Ăn đủ số lượng thực phẩm theo từng độ tuổi được khuyến nghị (Theo tháp dinh dưỡng hợp lý). Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng, các chất sinh năng lượng, vitamin và chất khoáng theo nhu cầu của mỗi lứa tuổi. Đa dạng thực phẩm, đảm bảo bữa ăn có ít nhất 5 trong 8 nhóm thực phẩm theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới. Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu đạm, các vitamin và chất khoáng tham gia vào các hoạt động của hệ thống miễn dịch, tăng cường miễn dịch cho cơ thể như vitamin A, vitaminC, vi tamin D, vitamin E, kẽm, sắt, Selen, omega3, probiotic. Cho trẻ uống đủ nước để đảm bảo hoạt động tốt nhất cho các hệ cơ quan. Nước giúp hệ thống nhầy ở đường hô hấp hoạt động tốt, bảo vệ được tế bào ở các liêm mạc không bị tổn thương và giảm khả năng kết dính của các tác nhân gây bệnh vào tế bào, giúp hạn chế các vi khuẩn và virus xâm nhập vào hệ hô hấp. Nước giúp các lông chuyển của đường hô hấp mềm mại, có khả năng đào thải bớt các tác nhân gây bệnh ra khỏi cơ thể. - Hàng ngày tôi chọn cho trẻ ăn những món ăn đa dạng, được chế biến từ nhiều loại thực phẩm trong nhóm thực phẩm kể trên và được thay đổi từng bữa, từng ngày. Khi xây dựng thực đơn tôi luôn cố gắng cho trẻ được ăn đầy đủ các loại thức ăn khác nhau trong 4 nhóm thực phẩm mỗi ngày. Thực đơn phải có sự thay đổi theo ngày, tuần, mùa.
- - Dưới đây là bảng thực đơn, tôi cùng tổ cấp dưỡng đã phối hợp, xây dựng và hiện đang thực hiện tại trường. Thực đơn của mẫu giáo trung bình một tuần: Đạt 615- 726 Kcal ThứBữa ăn Món ăn Tỷ Tỷ lệ cân đối các lệ kalo chất P: L: G: Hai Chính - Thịt gà kho trưa - Canh xương gà bí đao 107 15.23, 28.76, 56.01 - Vừng lạc Phụ - Bún xương thịt cà chua chiều Ba Chính - Tôm rang thịt trưa - Canh xương thịt nấu củ 107 15.74, 30.12, 54.14 quả - Dưa hấu Phụ - Cháo thịt bò bí đỏ chiều Tư Chính - Đậu nhồi thịt trưa - Canh rau cải xanh nấu cá 100 17.84, 25.03, 59 - Đậu quả xào thịt bò Phụ - Phở gà chiều Năm Chính - Thịt bò hầm củ quả trưa - Canh cải thảo nấu thịt - Bí xanh luộc 100 15.74, 30.12, 54.14 Phụ - Cháo thịt rau củ chiều Sáu Chính - Trứng đúc thịt lợn trưa - Canh bí nấu tôm - Chuối 106 16.18, 27.5, 56.32 Phụ - Phở xương thịt lợn chiều
- Bảy Chính - Thịt kho tàu trưa - Canh rau cải nấu ngao - Súp lơ củ quả xào thịt 100 16.18, 27.5, 56.32 Phụ - Sữa Nutrition Moola chiều Thực đơn của nhà trẻ trung bình một tuần: Đạt 600- 651 Kcal ThứBữa ăn Món ăn Tỷ Tỷ lệ cân đối các lệ kalo chất P: L: G: Hai Chính - Cá trắm kho thịt trưa - Canh cá rau cải - Quả đỗ luộc 119 15.35, 34.71, 49.94 Phụ Phở thịt xương hầm chiều Ba Chính - Đậu phụ băm sốt cà chua trưa - Canh cải thảo nấu thịt - Chuối 100 15.41, 32.5, 48.06 Phụ - Bún thịt gà chiều - Gà om nấm - Canh xương gà bí đao - Cải ngọt xào thịt Tư Chính - Gà om nấm trưa - Canh xương gà bí đao - Cải ngọt xào thịt 100 17.84, 34.28, 48.88 Phụ - Sữa Nutrition Moola chiều Năm Chính - Tôm rim thịt băm trưa - Canh cải nấu ngao - Dưa hấu 100 15.41, 32.5, 49.09 Phụ - Cháo gà bí đỏ chiều
- Sáu Chính - Thịt bò xào giá đỗ trưa - Canh xương thịt hầm củ 112 16.32, 35.59, 48.09 quả - Vừng lạc Phụ - Xôi trắng thịt băm chiều Bảy Chính - Trứng chiên thịt trưa - Canh tôm nấu bí 100 16.32, 34.59, 48.09 - Củ quả luộc Phụ - Cháo tôm thịt rau củ chiều 2. Thứ hai là: Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong tổ chức bữa ăn bán trú tại trường mầm non: - Cho dù thực phẩm có tươi ngon đến đâu. Nhưng trong quá trình chế biến không tuân thủ quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm thì cũng dễ dẫn đến ngộ độc thực phẩm gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Để thực hiện tốt điều này chúng tôi cần quản lý tốt nguồn thực phẩm bằng cách: Hợp đồng với các đơn vị cung ứng có địa chỉ rõ ràng chủ yếu là người địa phương và cũng là phụ huynh của trường, giá cả phù hợp với thị trường. Thực hiện nghiêm túc quy trình tổ chức bán trú, các quy định về VSATTP: nhà bếp lên lịch vệ sinh hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng thực hiện đúng lịch. Đối với dụng cụ dao thớt khi chế biến thực phẩm sống và chín để riêng, đối với mùa hè các dụng cụ thường xuyên được phơi nắng. Vệ sinh nhà bếp sử dụng nước nóng già để lau sàn để diệt vi khuẩn và bốc hơi nhanh giúp cho sàn nhà luôn khô sạch. Đồ dùng dụng cụ, các thiết bị trong nhà bếp phải gọn gàng, ngăn nắp, khoa học và luôn được khử trùng để thuận tiện cho việc chế biến. - Khi tiếp nhận thực phẩm: Giao nhận thực phẩm ở khu vực trước cửa kho của khu vực bếp, đảm bảo thông khí. Các thực phẩm chuyển đến phải được bao gói cẩn thận theo quy định. Khi giao nhận thực phẩm, người vận chuyển thực phẩm đến khu vực giao nhận (được đánh dấu hoặc có biển chỉ báo); người nhận thực phẩm kiểm tra và nhận thực phẩm. Giới hạn số lượng nhân viên có mặt một lúc ở một điểm. Trong quá trình giao nhận thực phẩm, yêu cầu người giao và người nhận đều phải
- đeo khẩu trang. - Khi chế biến thực phẩm: Sau khi nhận hàng, nhân viên nhà bếp gỡ bỏ bao bì vào thùng rác, sau đó rửa tay. Không chạm vào mũi, miệng, mắt, không ăn uống hay chạm vào thực phẩm khác khi chưa rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn. Tất cả các thực phẩm loại bỏ sau sơ chế cần được đựng trong túi nilon bỏ vào thùng rác có nắp đậy và chuyển đi bằng lối đi riêng cho rác thải. Thực hành vệ sinh tốt và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định khi sơ chế thực phẩm để thực phẩm không bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Có khu vực sơ chế riêng cho từng loại thực phẩm. Nhân viên thực hiện rửa tay thường xuyên, theo đúng hướng dẫn của Bộ y tế và phải đeo khẩu trang. Sử dụng các dụng cụ có nắp đậy để đựng thực phẩm sau khi sơ chế và chuyển vào khu vực nấu. Đảm bảo khu vực nấu thông thoáng, không sử dụng điều hòa. Sau khi nấu xong , thực phẩm cần được chia vào các dụng cụ đựng thức ăn đậy kín, tốt nhất là khay được đặt trên hệ thống giữ nóng thức ăn. Thường xuyên vệ sinh tất cả các bề mặt và dụng cụ tiếp xúc với thực phẩm; Làm sạch bề mặt bếp bẩn bằng xà phòng và nước sau khi nâu ăn, sàn nhà cần được vệ sinh và khử trùng hàng ngày. Sử dụng khử trùng trên các bề mặt theo hướng dẫn của nhà sản xuất. - Bếp ăn trường mầm non cần thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các yêu cầu về điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngáy 12/11/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế. Chỉ những cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định mới được hoạt động. - Người chế biến thức ăn, tiếp xúc trực tiếp với thức ăn phải đeo khẩu trang; giữ khoảng cách tiếp xúc giữa nhân viên chế biến, phục vụ và người sử dụng thực phẩm theo hướng dẫn của Bộ y tế; những người có ít nhất một trong các triệu chứng ho, sốt, khó thở không được bố trí làm việc tại bếp ăn, phục vụ ăn uống cho trẻ. - Khu vực chế biến thức ăn phải có nơi rửa tay, đủ nước sạch và xà phòng để rửa tay và có thể trang bị thêm dung dịch khử khuẩn, bàn tay cho người sơ chế, chế biến thực phẩm. Có đầy đủ đồ dùng dụng cụ phục vụ cho nhà bếp. Có dụng cụ sơ chế thực phẩm chín và dụng cụ sơ chế thực phẩm sống phải riêng biệt.