SKKN Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 5 - 6 tuổi

pdf 21 trang Diệu Hiền 26/04/2025 600
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 5 - 6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_the_chat_cho_tre_5_6_tuoi.pdf

Nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 5 - 6 tuổi

  1. sáng kiến: Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi Họ và tên: Vũ Thị Thúy tác giả sáng kiến Năm sinh: 1992 Nơi thường trú: Xã Hồng Giang - huyện Đông Hưng - tỉnh Thái Bình Trình độ chuyên môn: Đại Học Chức vụ công tác: Giáo viên dạy lớp 5 - 6 tuổi Nơi làm việc: trường mầm non Hồng Giang Điện thoại: 0988492309 TÓM TẮT NỘI DUNG SÁNG KIẾN CỦA CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ Họ và tên: Vũ Thị Thúy Đơn vị công tác: Trường mầm non Hồng Giang Chức vụ: Giáo viên 1. Là tác giả của sáng kiến: Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi 1.1 Tóm tắt giải pháp trong sáng kiến * Sáng kiến gồm 07 giải pháp cụ thể như sau: - Giải pháp 1: Lập kế hoạch tổ chức cho trẻ vận động và xây dựng góc phát triển vận động cho trẻ ngay trong lớp học -Giải pháp2 :Tổ chức giáo dục thể chất thông qua thể dục sáng và thể dục giờ học. - Giải pháp 3:Lựa chọ n hình thức tổ chức phong phú đa dạng. -Giải pháp 4: Làm và sử dụng đồ dùng môn giáo dục thể chất
  2. - Giải pháp 5: Lồng ghép các bài hát vào tiết thể dục và đưa bài tập Erobic vào bài tập phát triển chung. - Giải pháp 6: Tổ chức cho trẻ tham gia vận động ở mọi lúc, mọi nơi để củng cố và nâng cao khả năng vận động cho trẻ. - Giải pháp 7: Phối kết hợp cùng phụ huynh nâng cao thể lực cho trẻ 1.2 Đơn vị áp dụng sáng kiến: Trường mầm non Hồng Giang 1.3 Thời gian áp dụng sáng kiến: Tháng 10 năm 2023 đến tháng 5 năm 2024 2. Lợi ích kinh tế - xã hội thu được do áp dụng sáng kiến: - Xây dựng kế hoạch nội dung các vận động tập luyện cho trẻ một cách khoa học đã giúp tôi soạn bài có nhiều sáng tạo, không bị sai sót. Từ đó giúp tôi tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí trong quá trình in ấn. - Việc vận dụng các giải pháp mới trong công tác giảng dạy ở lớp tôi phụ trách đã đem lại những hiệu quả thiết thực. Phụ huynh nhiệt tình giúp đỡ cô giáo và nhà trường cả về vật chất lẫn tinh thần. Việc phụ huynh ủng hộ phế liệu, phế thải và nguyên liệu thiên nhiên sẵn có ở chính nhà của trẻ, ở địa phương đã giúp tôi làm được nhiều đồ dùng đồ chơi phục vụ giờ học đặc biệt là hoạt động phát triển thể chất cho trẻ. Tiết kiệm được nguồn kinh phí đáng kể từ sử dụng đồ chơi làm bằng nguyên vật liệu phế thải, tái chế. Giảm bớt được kinh phí đóng góp cho phụ huynh trong việc mua sắm đồ dùng đồ chơi cho trẻ. - Các cuộc trải nghiệm do nhà trường tổ chức, hoặc các hoạt động phong trào của lớp đều được phụ huynh đồng thuận, nhất trí cao. Phụ huynh hỗ trợ ngày công lao động, trang trí lớp học đầu năm, tham gia cùng nhà trường tổ chức ngày hội thể dục thể thao cho trẻ. Đây không chỉ là nguồn hỗ trợ kinh tế mà còn là nguồn động viên tinh thần đối với giáo viên và nhà trường. Từ đây giúp cho mối quan hệ giữa giáo viên, phụ huynh và nhà trường ngày càng gắn bó. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
  3. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------------- ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHẠM VI ẢNH HƯỞNG SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở a) Họ và tên: Vũ Thị Thúy tác giả sáng kiến Năm sinh: 1992 Nơi thường trú: Xã Hồng Giang - huyện Đông Hưng - tỉnh Thái Bình Trình độ chuyên môn: Đại Học Chức vụ công tác: Giáo viên dạy lớp 5 - 6 tuổi Nơi làm việc: trường mầm non Hồng Giang Điện thoại: 0988492309 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100% Là tác giả đề nghị xét công nhận hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng sáng kiến : Tên sáng kiến: Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi. - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phát triển thể chất - Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 10 năm 2023 đến tháng 5 năm 2024 - Đơn vị áp dụng sáng kiến: 1. Tên đơn vị: Trường mầm non Hồng giang Địa chỉ: Thôn Nam An - xã Hồng Giang - huyện Đông Hưng - Thái Bình Điện thoại: 0904462819 Hồ sơ yêu cầu đánh giá, công nhận hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến/đề tài nghiên cứu khoa học: Đơn yêu cầu công nhận; Báo cáo sáng kiến hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng; Quyết định công nhận hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng sáng kiến/đề tài nghiên cứu khoa học (đối với sáng kiến đề
  4. nghị xem xét đánh giá, công nhận hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng toàn tỉnh); Quyết định công nhận sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học cơ sở (đối với sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học đề nghị xem xét đánh giá, công nhận hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng cơ sở). Các tài liệu, hình ảnh, sản phẩm hoặc mô hình liên quan + Ảnh minh họa sáng kiến/ đề tài NCKH được áp dụng trong thực tế Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong hồ sơ là trung thực, đánh giá đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Hồng Giang, ngày 15 tháng 5 năm 2024 TÁC GIẢ BÁO CÁO SÁNG KIẾN Hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến I. Tên sáng kiến: Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 5 - 6. II. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến: Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước. Việc chăm sóc giáo dục trẻ không phải chỉ là trách nhiệm của cấp học mầm non mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội và của cả nhân loại. Đây là thời điểm mấu chốt và quan trọng nhất, thời điểm này tất cả mọi việc đều bắt đầu: bắt đầu ăn, bắt đầu nói, bắt đầu nghe, nhìn và vận động bằng đôi chân, đôi tay của mình... tất cả những cử chỉ đó đều làm nên những thói quen, kể cả thói xấu. Do vậy con người cần phải năng động sáng tạo để phù hợp với sự phát triển của thời đại. Chăm sóc giáo dục trẻ em ngay từ những tháng năm đầu tiên của cuộc sống là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp chăm lo đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con người tương lai của đất nước. Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai, trẻ em sinh ra có quyền được chăm sóc và bảo vệ, được tồn tại, được chấp nhận trong gia đình, cộng đồng và hệ thống cấp học mầm non. Vì thế giáo dục con người ở lứa tuổi mầm non vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của mỗi con người đối với xã hội, đối với cộng đồng. Đặc biệt phát triển thể chất cho
  5. trẻ càng có ý nghĩa quan trọng hơn vì “Sức khỏe là cái vốn quí nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” phát triển thể chất là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển toàn diện, có mối quan hệ mật thiết với giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và lao động. Hơn nữa phát triển thể chất cho trẻ mầm non càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ, hệ thần kinh, cơ xương hình thành nhanh, bộ máy hô hấp đang hoàn thiện, cơ thể trẻ còn non yếu dễ bị phát triển lệnh lạc, mất cân đối nếu không được chăm sóc giáo dục đúng đắn thì có thể gây nên những thiếu sót trong sự phát triển cơ thể trẻ mà không thể khắc phục được. Nhận thức được điều đó Đảng và nhà nước ta trong những năm gần đây đã đặc biệt chú trọng tới công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Vậy phát triển thể chất là một trong những nội dung giáo dục quan trọng của nhà trường nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển một trí tuệ cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức. Trong quá trình phát triển thể chất cho trẻ mầm non, các nhiệm vụ phát triển thể chất được hoàn thành bằng các hình thức khác nhau. Hình thức giáo dục thể ở trường mầm non là sự tổng hợp giáo dục về những hoạt động vận động nhiều dạng của trẻ, mà cơ bản là tính tích cực vận động của chúng. Sự tổng hợp những hình thức đó tạo nên một chế độ vận động nhất định, cần thiết cho sự phát triển đầy đủ về thể chất và củng cố sức khỏe cho trẻ. Ở trường mầm non sử dụng hình thức giáo dục thể chất thông qua các hoạt động thể dục: Thể dục sáng và các hoạt động học thể dục được tiến hành với tất cả các lớp mẫu giáo, nhưng trong các hình thức đó đòi học giáo viên phải chọn lọc những bài tập vận động và phương pháp tiến hành với từng độ tuổi nhất định. Ngoài ra giáo viên cần chú ý hướng đến việc giáo dục trí tuệ, cảm xúc, điều khiển hành vi vận động ở trẻ, giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của nhiệm vụ do giáo viên đề ra và tích cực vượt qua khó khăn xuất hiện trong hoạt động của mình. Thực tế hiện nay trong trường mầm non, tôi thấy rằng sự quan tâm đúng mức tới thể dục cho trẻ thực sự chưa đầy đủ lắm. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi phát triển thể chất” III. Mô tả giải pháp kỹ thuật III.1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến Hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người
  6. mới XHCN Việt Nam: Khỏe mạnh - Nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài hòa cân đối - Giàu lòng thương, biết quan tâm, nhường nhịn, giúp đỡ những người gần gũi (Bố mẹ, bạn bè, cô giáo), thật thà, lễ phép, hồn nhiên - Yêu thích cái đẹp, biết gìn giữ cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp ở xung quanh - Thông minh, ham hiểu biết, thích tìm tòi khám phá, có một số kỹ năng sơ đẳng (Quan sát, phân tích, tổng hợp, suy luận, ..) Cần thiết để vào trường phổ thông, thích đi học. Vận động là nhu cầu tự nhiên của cơ thể, đặc biệt là với cơ thể đang phát triển như trẻ mầm non. Vai trò vận động đối với cơ thể trẻ đã được các nhà khoa học khẳng định ngay từ thế kỉ XVIII: “Cơ thể không vận động giống như nước trong ao tù”, “Nguyên nhân chậm phát triển của cơ thể hài nhi là do thiếu vận động”. Vận động có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể, ở mỗi một giai đoạn thì nhu cầu vận động của trẻ là khác nhau. Vì vậy khi lập chương trình giáo dục thể chất nhằm phát triển vận động cần dựa trên những cơ sở sau: + Các bài tập vận động phải phù hợp với từng độ tuổi làm sao gây được hứng thú cho trẻ. + Các bài tập vận động có tác dụng chung đến toàn bộ cơ thể, kích thích được nhiều cơ bắp tham gia thúc đẩy sự hoạt động của toàn bộ các hệ cơ quan trong cơ thể. + Cùng với việc dạy trẻ các bài tập vận động chúng ta cũng phải chú ý đến việc phát triển các kỹ năng, tố chất vận động. + Cần tăng cường ưu tiên các nhóm cơ bắp còn yếu về mặt sinh lý và giáo dục tư thế đúng cho trẻ, giúp trẻ có một thân hình cân đối, các động tác nhẹ nhàng chính xác. + Sự phát triển vận động được thực hiện thông qua nhiều hình thức phong phú phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo như trò chơi vận động, thể dục sáng, tiết học thể dục, dạo chơi, các trò chơi vận động. Do đó phát triển tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ em cần được tiến hành một cách mạnh mẽ, toàn diện, cần được sự quan tâm ủng hộ của toàn xã hội, tạo điều kiện cho trẻ phát triển tốt nhất. Trong các nội dung giáo dục thì giáo dục thể chất là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non và có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ nên được các trường quan tâm, lưu ý. Tôi luôn mong muốn mang lại cho các con
  7. một môi trường giáo dục tốt nhất, giúp các con mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, biết quan tâm chia sẻ, có một sức khỏe tốt và thể hiện hết khả năng cuả mình thông qua việc tổ chức lễ hội và các hoạt động ngoại khóa. Để thực hiện mục tiêu đó đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng của lớp mình tôi nhận thấy có những thuận lợi sau: - Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi trong lớp tương đối đầy đủ đặc biệt lĩnh vực phát triển thể chất như ghế thể dục, bục bật sâu, vòng, gậy...có kích thước phù hợp với độ tuổi đảm bảo an toàn, màu sắc đẹp, hấp dẫn nên thuận lợi cho công tác giảng dạy. - Đội ngũ giáo viên trong trường luôn đoàn kết, thống nhất. - Cho giáo viên đi học nâng cao trình độ chuyên môn. Dự các buổi chuyên đề về hoạt động thể chất của phòng, của trường, dự giờ đồng nghiệp tạo điều kiện cho tôi được học tập, củng cố kiến thức nghiệp vụ. - Giáo viên có kế hoạch chương trình ngay từ đầu năm. - Soạn bài chi tiết, sắp xếp hợp lý các nội dung cần truyền đạt, phân bố thời gian phù hợp, nghiên cứu bài và phương pháp bộ môn có chuẩn bị đủ và sử dụng cho cô và trẻ trong hoạt động. - Đa số trẻ được ăn ngủ bán trú tại lớp. Tỉ lệ chuyên cần đạt 98%. - Bản thân đã công tác nhiều năm trong nghề, nhiệt tình, yêu trẻ, tích cực tự học và tự bồi dưỡng cho bản thân, thường xuyên học hỏi bạn bè đồng nghiệp nên tích lũy được một số kinh nghiệm. - Một số trẻ nhanh nhẹn, mạnh dạn, khả năng tiếp thu nhanh, thực hiện tốt các vận động. - Đa số phụ huynh quan tâm đến con, đến các hoat động của lớp. Trong năm qua nhà trường đã tổ chức ngày hội thể thao cho trẻ để các bé được giao lưu và cùng nhau thực hiện các vận động mà trẻ đã được trải nghiệm ở lớp. Mặc dù có những thuận lợi cơ bản, tuy nhiên trong quá trình thực hiện đề tài này tôi vẫn có những khó khăn sau: - Nhiều trẻ đi học một năm lớp 5-6 tuổi nên một số cháu còn nhút nhát, vận động kém, không tập trung, nhiều cháu rất hiếu
  8. động và khó bảo. Trẻ chưa tham gia hoạt động một cách tích cực, chưa chủ động sáng tạo. - Một số dụng cụ thể dục chưa phù hợp, chưa đầy đủ, chưa phong phú. - Nhận thức của phụ huynh về hoạt động giáo dục thể chất chưa cao, Từ những thuận lợi và khó khăn trên tôi đã tiến hành khảo sát đánh giá đúng khả năng của trẻ để có phương hướng phấn đấu đạt được kết quả cao trong giảng dạy. Ngay từ đầu năm học, tôi đã tiến hành khảo sát đánh giá xếp loại khả năng vận động của trẻ qua số liệu sau: Bảng A: Đánh giá trẻ lớp 5 - 6 tuổi B đầu năm học 2023-2024 Nội dung Tổng Tốt Khá TB Yếu số trẻ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ đánh trẻ trẻ trẻ trẻ giá (%) (%) (%) (%) Sự tập trung chú ý, 30 12 40 12 40 3 10 3 10 tham gia hứng thú của trẻ khi tham gia vận động. Trẻ tích cực tự giác 30 10 33,3 15 50 3 10 2 6,7 trong giờ học Trẻ khỏe mạnh 30 20 66,7 7 23,3 3 10 0 0 nhanh nhẹn, thể lực tốt Trẻ có kỹ năng , kỹ 30 9 30 8 26,7 6 20 7 23,3 xảo vận động tốt. * Nhận xét: Qua khảo sát, đánh giá kết quả tôi tìm ra một số nguyên nhân dẫn tới kết quả đạt được của trẻ còn thấp đó là: Trong khi tham gia các hoạt động vận động trẻ chưa tập trung chú ý, tham gia chưa hứng thú. Trẻ lười vận động, chưa có ý thức tự giác phải để cô giáo nhắc nhở. Trẻ vẫn còn e dè, sợ sệt, nhút nhát, chưa tự tin, mạnh dạn, trong các hoạt động. Do thể lực của trẻ không đồng đều. Hình thức tổ chức chưa linh hoạt chưa kích thích hứng thú cho trẻ hoạt động. Đồ dùng trực quan
  9. còn ít, chưa đẹp, chưa hấp dẫn. Qua một số tiết học chất lượng trên trẻ chưa cao, đa số trẻ còn thụ động khi vận động, trẻ chưa bộc lộ rõ tính mạnh dạn tự tin trong các hoạt động, chưa phát huy được tính tích cực ở trẻ vì vậy chất lượng của hoạt động chưa cao. Từ nhận định trên tôi đã suy nghĩ và tìm ra một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi B trường mầm non Hồng Giang như sau: III.2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến Giải pháp 1: Lập kế hoạch tổ chức cho trẻ vận động và xây dựng góc phát triển vận động cho trẻ ngay trong lớp học Dựa trên kế hoạch năm học của nhà trường xây dựng và căn cứ vào nội dung trong chương trình theo độ tuổi; Căn cứ vào thời gian, thời điểm thực hiện bài tập ở vào giai đoạn nào của chương trình năm học; Căn cứ vào mức độ phát triển, khả năng thực tế của trẻ, ngay đầu năm học, tôi đã cùng đồng chí tổ trưởng xây dựng kế hoạch nội dung các vận động tập luyện cho trẻ, xác định độ khó của từng bài tập và sắp xếp theo trình tự để đưa vào hướng dẫn trẻ cho phù hợp đi từ dễ đến khó đảm bảo củng cố, phát triển những vận động trẻ đã biết, đồng thời chuẩn bị cho những kỹ năng vận động cao hơn. Nội dung trong chương trình đã được trình bày theo từng loại vận động và theo mức độ tăng dần từ dễ đến khó, đồng thời phù hợp với từng chủ đề chủ điểm, phù hợp với các hoạt động khác và các sự kiện. Sau khi xây dựng kế hoạch nội dung các vận động tập luyện cho trẻ tôi tiếp tục xây dựng “góc vận động” để thuận tiện cho trẻ sử dụng và tuyên truyền đến tất cả các bậc phụ huynh, tôi chọn vị trí trước cửa lớp. Tôi sắp xếp các đồ dùng dụng cụ để cho trẻ dễ lấy, dễ sử dụng, đến mỗi hoạt động như thể dục sáng, giờ học thể dục, hoạt động ngoài trời trẻ có thể tự lấy đồ dùng đồ chơi phù hợp với vận động mà giáo viên yêu cầu. Ngoài ra khi xây dựng góc vận động trẻ có thể tự tham gia vận động khi trẻ được bố mẹ đón và cho chơi ở sân trường, trẻ có thể rủ bạn cùng tập lại bài tập mà buổi sáng đã học cho bố mẹ xem. Khi xây dựng góc vận động tôi nhận thấy trẻ lớp tôi tiến bộ nhiều hơn, trẻ tham gia vận động tự nhiên và tích cực hơn,
  10. đồng thời phụ huynh lớp tôi thấy được rõ hơn tầm quan trọng của giáo dục thể chất, họ quan tâm hơn đến sự vận động của con mình có thực hiện tốt bài tập không, có mạnh dạn tự tin khi trèo thang hay đi trên cầu thăng bằng không Giải pháp 2: Tổ chức giáo dục thể chất thông qua thể dục sáng và thể dục giờ học. Gây hứng thú cho trẻ trong giờ giáo dục thể chất vô cùng quan trọng. Trẻ phải được phát triển và củng cố các kỹ năng vận động như: đi, bò, ném, chạy, nhảy, trườn, trèo, bật Chính vì vậy cô giáo phải sáng tạo nhiều hình thức hay, phù hợp độ tuổi, đặc điểm tâm sinh lí của trẻ, thu hút trẻ tham gia vào hoạt động giáo dục thể chất. Đối với trẻ mầm non, thể dục giờ học và thể dục sáng là hoạt động được quy định trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, nó có tầm quan trọng rất lớn trong quá trình giáo dục sức khỏe cho trẻ mầm non. Buổi sáng trẻ được tập thể dục sẽ nâng cao hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, phát triển kỹ năng vận động cần thiết tạo cho trẻ trạng thái sảng khoái, vui tươi. Thể dục sáng giúp trẻ khôi phục khả năng làm việc của toàn bộ các cơ quan, cuốn hút trẻ vào các hoạt động. Đặc biệt khi trẻ được tham gia thể dục sáng thường xuyên sẽ giúp trẻ tự tin, mạnh dạn hơn trong cuộc sống, trong học tập, nâng cao tinh thần tập thể, ý thức lao động tinh thần trách nhiệm với công việc cho trẻ. Muốn tổ chức được hoạt động thể dục sáng thì phải chủ động sáng tạo đưa ra các hoạt động gây hứng thú cho trẻ. Trước giờ thể dục sáng tôi thường trò chuyện với trẻ về ngày hội ngày lễ, chủ đề trẻ đang học, đặc điểm thời tiết ngày hôm đó .qua đó cũng giúp trẻ hiểu sâu hơn ý nghĩa ngày hội ngày lễ, nhớ lại những kiến thức đã học và chuẩn bị kiến thức cho một ngày mới. * Trong giờ thể dục sáng tôi lựa chọn, sắp xếp các động tác phù hợp và hấp dẫn đối với trẻ. Bài tập phải có các động tác hoàn thiện các kỹ năng đi, chạy, nhảy để hình thành tư thế đúng, giúp cho các cơ quan hô hấp, tuần hoàn và các nhóm cơ hoạt động tích cực. Bài tập thể dục sáng không thể thiếu được các động tác hô hấp, tay, chân, bụng . nên rất hào hứng tham gia buổi tập. Trong giờ thể dục sáng tôi kết hợp giữa thể dục động tác và thể dục nhịp điệu. Trẻ được tập với các dụng cụ thể dục với tiết tấu nhạc nhanh, vui nhộn và tập tay không để trẻ có cảm