SKKN Nâng cao chất lượng làm quen với Toán lĩnh vực phát triển nhận thức cho trẻ 3 - 4 tuổi trong trường mầm non

pdf 11 trang Diệu Hiền 26/04/2025 230
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao chất lượng làm quen với Toán lĩnh vực phát triển nhận thức cho trẻ 3 - 4 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfskkn_nang_cao_chat_luong_lam_quen_voi_toan_linh_vuc_phat_tri.pdf

Nội dung tài liệu: SKKN Nâng cao chất lượng làm quen với Toán lĩnh vực phát triển nhận thức cho trẻ 3 - 4 tuổi trong trường mầm non

  1. ÁO CÁO SÁNG KIẾN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LÀM QUEN VỚI TOÁN LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC CHO TRẺ 3-4 TUỔI I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1,Tên sáng kiến: Nâng cao chất lượng làm quen với Toán lĩnh vực phát triển nhận thức cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non 2, Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực Phát triển nhận thức (Chuyên môn giảng dạy) 3,Tác giả: Họ và tên: Đỗ Thị Lý Năm sinh: 1984 Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm mầm non Chức vụ: Giáo viên 3- 4 tuổi. Đơn vị công tác: Trường Mầm non Hồng Giang BÁO CÁO SÁNG KIẾN NÂNG CAO CHẤT LƯ ỢNG LÀM QUEN VỚI TOÁN LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC CHO TRẺ 3-4
  2. TUỔI I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1,Tên sáng kiến: Nâng cao chất lượng làm quen với Toán lĩnh vực phát triển nhận thức cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non 2, Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực Phát triển nhận thức (Chuyên môn giảng dạy) 3,Tác giả: Họ và tên: Đỗ Thị Lý Năm sinh: 1984 Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm mầm non Chức vụ: Giáo viên 3- 4 tuổi. Đơn vị công tác: Trường Mầm non Hồng Giang Điện thoại: 4,Đồng tác giả: Không 5,Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Không có 6,Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường mầm non Hồng Giang Địa chỉ: Xã Hồng Giang, Huyện Đông Hưng, Tỉnh Thái Bình 7,Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Tháng 9 năm 2019 II. BÁO CÁO MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1.Tên sáng kiến: Nâng cao chất lượng làm quen với Toán lĩnh vực phát triển nhận thức cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:Lĩnh vực Phát triển nhận thức (Chuyên môn giảng dạy)
  3. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1.Tình trạng giải pháp đã biết. Chăm sóc giáo dục trẻ em ngay từ những năm đầu tiên của cuộc đời là một việc hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp chăm lo đào tạo bồi dưỡng thế hệ trẻ thành những chủ nhân tương lai của đất nước. “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”, trẻ em sinh ra có quyền được chăm sóc, bảo vệ, được tồn tại, được chấp nhận trong gia đình, cộng đồng, do đó việc chăm sóc, giáo dục trẻ không chỉ là trách nhiệm của gia đình, nhà trường mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội. Giáo dục mầm non là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là mảnh đất thuận lợi nhất để tạo ra tiền đề cho việc hình thành nhân cách con người mới, con người xã hội chủ nghĩa, muốn có được những con người như vậy thì giáo dục ngay từ nhỏ, chính vì thế nghành giáo dục mầm non đã đề ra nhiệm vụ giáo dục là giáo dục toàn diện: đức – trí- thể- mỹ và giáo dục lao động. Trong nội dung chương trình giáo dục trẻ ở mầm non thì môn học cho trẻ làm quen với toán là một môn học rất quan trọng bởi đây là môn học nhằm phát triển tư duy, chú ý, trí nhớ của trẻ một cách tốt nhất. Chính vì vậy bản thân tôi luôn suy nghĩ phải đổi mới phương pháp dậy làm sao để trẻ vừa tiếp thu được kiến thức một cách thoải mái, nhẹ nhàng song vẫn phát huy được tính tích cực hoạt động của trẻ để tiết học đạt kết quả cao, từ đó hình thành ở trẻ nề nếp thói quen trong học tập. Với những lý do trên tôi đã mạnh dạn đưa ra biệ pháp “Nâng cao chất lượng làm quen với Toán lĩnh vực phát triển nhận thức cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non” 3.2.Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến 3.1.1. Mục đích của giải pháp: Thấy được vai trò, vị trí tầm quan trọng của việc cho trẻ làm quen với toán trong sự nghiệp đổi mới, đặc biệt đối với lứa tuổi mầm non là thực sự
  4. cần thiết phù hợp với nền tảng giáo dục hiện đại nên tôi đưa ra một số biện pháp với mục đích nâng cao chất lượng dậy trẻ làm quen với toán lĩnh vực phát triển nhận thức nhằm góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ đồng thời phát triển cao nhất được tính tích cực của trẻ. 3.2.2. Nội dung giải pháp * Biện pháp 1: Xây dựng tiết học đổi mới theo hướng các chủ đề. Như chúng ta đã biết đặc điểm của trẻ mầm non nói chung và của trẻ 3-4 tuổi nói riêng thì việc tổ chức các tiết học thông qua hình thức học mà chơi- chơi mà học với tình hình thực tế ở trường và lớp tôi hiện nay chương trình đang được thực hiện theo hướng đổi mới. Vì vậy để nâng cao chất lượng và phát huy tính tích cực cao nhất ở trẻ 3-4 tuổi thì trong mỗi bài soạn, mỗi tiết học tôi đã suy nghĩ tìm tòi cách tổ chức sao cho phù hợp với điều kiện của lớp và nhận thức của trẻ, qua đó gây được sự hứng thú, trẻ tiếp thu bài một cách nhanh nhất nhưng tiết học vẫn nhẹ nhàng, không khí vui vẻ và trẻ không cảm thấy chán nản trong tiết học, đồng thời mỗi tiết học phải được hướng dẫn cho trẻ theo một chủ đề từ đầu đến cuối giúp trẻ khắc sâu chú ý và mối liên kết giữa các phần trong một tiết học từ đó kết quả học tập của trẻ sẽ tốt hơn. Tôi luôn lên kế hoạch soạn bài trước để có thời gian chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, nghiên cứu bài dậy, lựa chọn các hoạt động tích hợp cho phù hợp với bài dậy, phù hợp với trẻ. * Biện pháp 2.Gây hấp dẫn, tạo tình huống để trẻ tích cực tham gia hoạt động. Trong giờ hoạt động chung “Làm quen với toán” hoặc qua các giờ học khác, với mục đích lấy trẻ làm trung tâm nên tôi chủ động tạo tình huống có vấn đề để trẻ tập trung suy nghĩ tìm ra câu trả lời như vậy sẽ phát huy được tính tích cực chủ động của trẻ trong khi học. Trong giờ học bao giờ tôi cũng chú ý phân loại đối tượng học sinh, nắm bắt từng đối tượng trong lớp, đặc biệt quan tâm đến từng đối tượng học sinh yếu, rụt rè,
  5. nhút nhát, khích lệ các cháu tham gia hoạt động cùng bạn bè. Với những câu hỏi khó tôi thường dùng câu hỏi mở, hệ thống câu hỏi đưa ra từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Ví dụ: Ở tiết lập số 4 tôi có nhóm đối tượng là “Mèo” và “Cá” (4 con Mèo, 3 con cá), lần lượt cô xếp số mèo và số cá ra cho trẻ đếm,sau đó cô hỏi trẻ: -Con hãy so sánh và nhận xét số lượng mèo và số lượng cá ở 2 nhóm? -Vì sao con biết nhóm Cá ít hơn, nhóm Mèo nhiều hơn? -Muốn 2 nhóm bằng nhau và cùng bằng 4 ta làm thế nào? Bên cạnh đó, để giờ học sôi nổi tôi đã chú ý gây hấp dẫn, tạo hứng thú bằng cách thay đổi các hình thức hoạt động, cùng với lời nói nhẹ nhàng, cách dẫn dắt linh hoạt sẽ giúp trẻ được hoạt động nhiều, mang phong thái tự nhiên, không cảm thấy mệt mỏi, bằng cách tạo yếu tố bất ngờ gây hấp dẫn thu hút trẻ như dùng hộp quà hay câu chuyện nào đó (do cô sáng tác) theo hướng lái của cô với mục đích, yêu cầu bài dậy. Đồng thời hình thức trong một giờ dậy các hoạt động “động và tĩnh” phải được đan xen nhau tránh gây mệt mỏi cho trẻ, mặt khác giúp trẻ năng động, linh hoạt, nhanh nhẹn hơn trong mọi hoạt động, tiết học mang tính hiếu động, hồn nhiên dưới các hình thức cá nhân, lớp, tổ. Ví dụ: Ở tiết lập số 5 trong phần luyện tập, cô cho trẻ chơi trò chơi 1là: “Thi xem ai nhanh” trẻ giơ thẻ chấm tròn theo hiệu lệnh của cô (trò chơi tĩnh), tiếp đến trò chơi 2 là: “gắn hoa cho lá, gắn lá cho hoa” (trò chơi động). Trong trò chơi trẻ được cổ vũ, động viên lẫn nhau, tạo không khí sôi nổi, trẻ rất hứng thú với trò chơi. * Biện pháp 3: Dạy trẻ theo hướng tích hợp các môn học Để phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ tôi luôn tổ
  6. chức giáo dục trẻ theo hướng tích hợp các môn học theo chủ đề chứ không theo một bộ môn, một hoạt động nào, luôn luôn tạo cơ hội cho trẻ tự tư duy, mày mò mà cô giáo chỉ là người mở ra những tri thức mới lạ, trẻ không thấy chán. Tôi luôn luôn tìm tòi phương pháp lồng ghép các môn học vào tiết dậy để tiết học thêm sinh động, trẻ tiếp thu kiến thức một cách thoải mái và hứng thú học bài hơn. Ví dụ: Tiết lập số 5, trong phần lập số, tôi sử dụng nhóm đồ dùng là “cây xanh và Chim én”. Trước khi đưa nhóm cây xanh ra, tôi hỏi trẻ: Muốn có nhiều bóng mát ta phải làm gì? (trẻ trả lời là trồng cây), tôi mới đưa nhóm cây xanh ra. Đến khi muốn đưa nhóm đồ dùng là Chim én ra, tôi lại hỏi trẻ: Có một loài chim khi mùa đông đến bay vào phương Nam, mùa Xuân ấm áp chim lại bay về là chim gì? (trẻ trả lời Chim én). Tôi lại hỏi tiếp: Chim én trong truyện gì? (trẻ trả lời: Chim én trong truyện Quả bầu tiên) Như vậy các kiến thức lôgic với nhau, tư duy của trẻ phát triển rất tốt, trẻ say xưa với tiết học. * Biện pháp 4: Đồ dùng đồ chơi trong tiết học phải phát triển tư duy, tưởng tượng và mang tính đặc trưng của tiết học Để quyết định thành công của tiết học thì việc chuẩn bị đồ dùng đồ chơi là một yếu tố không thể thiếu được. Có rất nhiều đồ dùng đồ chơi: - Đồ dùng sẵn có: Do nhà trường trang bị. - Đồ dùng tự làm: Với mỗi chủ đề tôi đầu tư thời gian, sáng tạo trong việc làm đồ dùng đồ chơi. Đồ dùng đồ chơi phải đẹp gây hứng thú, hấp dẫn và đảm bảo an toàn nhằm kích thích tính tích cực hoạt động của trẻ. Trong tiết học tôi sử dụng khai thác đồ dùng đồ chơi một cách triệt để tạo cho trẻ có thêm nhiều sáng kiến đồng thời kết hợp hình thức thi đua, khen thưởng để hướng trẻ học tập đạt kết quả tốt nhất, nhờ đó kích thích và phát huy tính tích cực của từng trẻ để giải quyết nhiệm
  7. vụ của trò chơi một cách nhanh nhất. Ví dụ: Trong tiết dậy làm quen với nhóm có số lượng là 5, phần trò chơi tôi làm cây Đào và cây Mai có hoa và lá giống thật, cho trẻ gắn hoa và lá tương ứng với số lá và hoa cô đã làm, trẻ rất hứng thú chơi và trò chơi đạt kết quả tốt. * Biện pháp 5: Chọn trò chơi theo hướng lấy trẻ làm trung tâm cô giáo đóng vai trò người hướng dẫn. Trước hết trò chơi mà giáo viên chọn phải hấp dẫn, gây hứng thú cho trẻ, khi tổ chức cho trẻ phải vui, nhẹ nhàng, thoải mái. Như vậy mới thu hút được 100% trẻ tham gia, tạo được cảm hứng cho trẻ trong lúc chơi, trẻ tham gia trò chơi nhiệt tình hơn và tự mình tìm tòi khám phá ra những điều mới lạ trong trò chơi. Trong trò chơi cô khéo léo tạo ra những tình huống để trẻ tự giải quyết qua đó để phát triển về mặt tư duy lôgic trẻ bộc lộ tính sáng tạo, sự khéo léo, tính kiên trì. Ví dụ: Phần ôn tập nhận biết hình tròn, vuông, tam giác, chữ nhật, tôi đưa ra trò chơi chọn hình theo yêu cầu của cô, mỗi trẻ được phát cho một rổ đựng hình: Hình tròn, vuông, tam giác, chữ nhật. Lần 1: Cô nói tên hình, trẻ chọn đúng hình dơ lên. Lần 2: Cô nói đặc điểm của hình, trẻ phải chọn đúng hình dơ lên. Như thế khi lựa chọn trò chơi tôi lựa chọn theo phương hướng có lợi nhất đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ. Trò chơi phải được thực hiện từ dễ đến khó, động, tĩnh xen kẽ lẫn nhau để trẻ đỡ nhàm chán. * Biện pháp 6: Kết hợp chăm sóc giáo dục giữa gia đình và nhà trường, cô giáo với phụ huynh. Việc phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường, cô giáo với phụ huynh cũng tạo điều kiện để việc chăm sóc và giáo dục cho trẻ theo hướng đổi mới theo chủ đề. Với trẻ 3-4 tuổi dậy theo chủ đề vì vậy mỗi chủ đề cô lại phải sắp xếp, trang trí lại
  8. nhóm lớp theo chủ đề hiện tại, nên khi họp phụ huynh, lúc đón, trả trẻ cô giáo trao đổi với phụ huynh về chủ đề đó, và chủ đề này cần được thay thế cái gì, trang trí như thế nào để trẻ có một môi trường học tập thích hợp với chủ đề, phụ huynh cần hỗ trợ cô giáo những nguyên vật liệu, phế thải gì sẵn có của địa phương. Ví dụ: Ở chủ đề “Tết và mùa xuân” phụ huynh sưu tầm tranh ảnh về Tết và Mùa xuân mang đến cho các cháu xem và sưu tầm các loại vỏ hộp bánh kẹo, vỏ hộp sữa chua, vỏ hộp bia, các chai, lọ mang đến cho cô giáo, cô sử dụng làm các đồ dùng đồ chơi từ những thứ ấy sử dụng làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ rất có ý nghĩa. Qua việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường mà việc học toán cũng như môn học khác được nâng lên rõ rệt, các cháu hứng thú, say xưa học bài. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp. Tôi thấy việc thực hiện đề tài này không chỉ phù hợp với lớp tôi mà còn có thể triển khai ở các lớp mẫu giáo 3-4 tuổi khác nói riêng cũng như lứa tuổi mẫu giáo nói chung và có thể tiếp tục thực hiện trong những năm sau. Việc nghiên cứu đề tài này đã giúp tôi dễ dàng trong việc thực hiện các yêu cầu kỹ năng cần đạt trong độ tuổi trẻ, tạo cho trẻ niềm vui, sự hứng thú khi tham gia các hoạt động cũng như tạo sự gần gũi, yêu thương giữa cô và trẻ. 3.4. Hiệu quả, ích lợi thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp Năm học 2019-2020 khi cho trẻ làm quen với lĩnh vực phát triển nhận thức bằng cách nâng cao chất lượng dạy trẻ làm quen với toán kết hợp với sự đổi mới trong phương pháp dậy trẻ theo hướng tích cực hóa lấy trẻ làm trung tâm tôi thấy hiệu quả, ích lợi thu được là rất đáng kể:
  9. - Kết quả trên trẻ được nâng lên rõ rệt, qua những lần khảo sát tỷ lệ đạt khá tốt rất cao, 100% trẻ tích cực tham gia học tập sôi nổi, tích cực, mạnh dạn tham gia vào các hoạt động. - Hầu hết các trẻ biết ghép tương ứng 1:1, so sánh, nhận biết cao - thấp, phân biệt phải – trái, trước – sau, so sánh kích thước của 2 đối tượng, so sánh sắp thứ tự về chiều cao, chiều dài của 2,3 đối tượng chính xác, biết tạo số lượng mới theo yêu cầu của cô, biết đếm được các số từ 1 đến 5. - 100% trẻ nhận biết, phân biệt chính xác các hình: vuông, tròn, tam giác, chữ nhật. Trẻ nhận thức rất nhanh và ghi nhớ lâu hơn. - Nhiều phụ huynh đã tích cực phối kết hợp với cô trong việc cho trẻ làm quen với toán bằng việc ôn luyện, củng cố ở nhà, sưu tầm nguyên vật liệu phế thải ủng hộ cô giáo sử dụng làm đồ dùng dậy trẻ, cô giáo có cơ hội tìm tòi, học hỏi, sáng tạo ra nhiều các loại đồ dùng đồ chơi vừa phong phú vừa hấp dẫn có tính giáo dục cao, tiết kiệm được một số kinh phí đáng kể. - Qua các đợt thao giảng, dự giờ lớp tôi luôn được đánh giá giảng dậy bộ môn đạt chất lượng tốt, đồng nghiệp tin tưởng vào phương pháp sáng tạo của tôi, kết quả ấy là sự đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc về nhận thức của trẻ, đó là nguồn động viên lớn lao đối với tôi. 3.5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu Toàn bộ học sinh lớp 3-4 tuổi A trường Mầm non Hồng Giang, Đông Hưng, Thái Bình 3.6. Các thông tin được bảo mật: Không có 3.7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến. Bản thân là một giáo viên trực tiếp giảng dậy lớp mẫu giáo, tôi được nhà trường trang cấp đầy đủ cơ sở vật chất, trang
  10. thiết bị đồ dùng dậy học, bên cạnh đó đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “Nâng cao chất lượng dậy trẻ làm quen với toán lĩnh vực phát triển nhận thức”, tôi luôn được nhà trường, chị em đồng nghiệp cùng các bậc cha mẹ học sinh giúp đỡ. Từ thực tế giảng dậy và kết quả đạt được qua việc áp dụng các biện pháp nêu trên, tôi nhận thấy để nâng cao chất lượng dậy trẻ làm quen với toán lĩnh vực phát triển nhận thức giáo viên cần: - Trước hết là sự cố gắng, nhiệt tình của bản thân cùng với sự học hỏi, tìm tòi nghiên cứu nghe đài, xem sách báo, các tập san không ngừng phấn đấu để trở thành giáo viên giỏi toàn diện, bên cạnh đó cần có sự giúp đỡ nhiệt tình của chị em trong khối, trong trường và chị em đồng nghiệp. - Cô giáo phải thực sự yêu nghề mến trẻ, có nhiệt tình tâm huyết với nghề nghiệp, phải thường xuyên rèn luyện suy nghĩ cải tiến phương pháp, có nghệ thuật lôi cuốn, hấp dẫn trẻ, tìm tòi để xây dựng những giờ học hay. - Cô giáo cần có tác phong sư phạm nhẹ nhàng, thoải mái, tự nhiên, giao lưu tình cảm đối với trẻ, phải biết tôn trọng trẻ, động viên khuyến khích trẻ kịp thời, luôn khích lệ trẻ tham gia vào các hoạt động. - Luôn luôn thay đổi hình thức giảng dậy sao cho đa dạng, phong phú, linh hoạt và phát huy hết khả năng sáng tạo của mình. - Cần sử dụng công nghệ thông tin vào trong các tiết học để gây hứng thú, bất ngờ thu hút trẻ vào bài học. - Cô giáo cần chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi đa dạng phong phú hấp dẫn với trẻ, và phải đảm bảo an toàn, mang tính thẩm mỹ, tính khoa học, phù hợp với từng chủ đề. 3.8. Tài liệu kèm: Không có 4. Cam kết không sao chép hoặc không vi phạm bản quyền.