SKKN Ứng dụng một số thí nghiệm trong hoạt động khám phá cho trẻ 5 – 6 tuổi trong trường Mầm non Thăng Long

pdf 28 trang Diệu Hiền 18/04/2025 230
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Ứng dụng một số thí nghiệm trong hoạt động khám phá cho trẻ 5 – 6 tuổi trong trường Mầm non Thăng Long", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfskkn_ung_dung_mot_so_thi_nghiem_trong_hoat_dong_kham_pha_cho.pdf

Nội dung tài liệu: SKKN Ứng dụng một số thí nghiệm trong hoạt động khám phá cho trẻ 5 – 6 tuổi trong trường Mầm non Thăng Long

  1. Sáng kiến: “Ứng dụng một số thí nghiệm trong hoạt động khám phá cho trẻ 5 – 6 tuổi trong trường Mầm non Thăng Long”tác giả Phạm Thị Mai Tuyến - GV trường MN Thăng Long BÁO CÁO SÁNG KIẾN Hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến I. Tên sáng kiến: “Ứng dụng một số thí nghiệm trong hoạt động khám phá cho trẻ 5 – 6 tuổi trong trường Mầm non Thăng Long”. II. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến: Là một giáo viên gắn bó với nghề 13 năm, tôi nhận thấy việc ứng dụng các trò chơi, thí nghiệm trong hoạt động khám phá cho trẻ là rất cần thiết. Nhằm giúp trẻ tích lũy được kiến thức, kĩ năng về tự nhiên và xã hội, giúp trẻ được phát triển về các mặt: Đức – Trí – Thể – Mĩ – Lao động. Thông qua việc tổ chức cho trẻ được hoạt động khám phá, trẻ sẽ được phát triển toàn diện các mặt, nhân cách được hình thành và phát triển. Việc làm này không chỉ có ý nghĩa lớn lao đối với các nhà nghiên cứu mà đối với các trường Mầm non phải đặc biệt là các giáo viên Mầm non cần nắm vững những nội dung chương trình và thường xuyên mở rộng nội dung chương trình. Với những lý do nêu trên, với trách nhiệm là giáo viên người trực tiếp thực hiện các hoạt động giảng dạy theo hướng “ Lấy trẻ làm trung tâm”, ‘Dạy học theo phương pháp trải
  2. nghiệm”, tôi muốn đưa ra giải pháp “Ứng dụng một số thí nghiệm trong hoạt động khám phá cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non Thăng Long” Trong quá trình thực hiện tôi nhận thấy một số thuận lợi và khó khăn như sau: *Thuận lợi: Bản thân luôn cố gắng phấn đấu, học hỏi trau dồi kiến thức cho bản thân. Đối với trẻ tôi luôn yêu thương và quan tâm đến trẻ. Trong quá trình giảng dạy tôi luôn tìm tòi và tạo các hoạt động giúp trẻ hứng thú và vui vẻ đến lớp. BGH nhà trường luôn chỉ đạo sát sao quan tâm bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. Hướng dẫn làm các tranh ảnh, mô hình thể hiện được một số góc trải nghiệm cần thiết cho trẻ để trẻ được thực hành, làm quen ở mọi lúc mọi nơi. Là giáo viên nắm được tâm sinh lý của trẻ và những thói quen của trẻ hàng ngày để có biện pháp giáo dục phù hợp. Trẻ được phân chia học đúng theo độ tuổi, đi học chuyên cần, khỏe mạnh. - BGH nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên học tập các lớp chuyên đề do PGD - ĐT tổ chức. - Là một ngôi trường có phòng học khang trang, đầy đủ để phục vụ trẻ học tập. - Môi trường rộng rãi, thoáng mát. - Một số Phụ huynh bước đầu đã quan tâm đến công tác chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường nói chung và những hoạt động của lớp nói riêng. * Khó khăn: - Một số gia đình cha mẹ quá quan tâm, cưng chiều trẻ, dẫn đến trẻ có thói quen ỷ lại, không chủ động, thiếu tự tin. - Một số trẻ hiếu động, chưa biết đoàn kết với bạn khi chơi - Trẻ chưa thật sự sáng tạo trong suy nghĩ. - Trẻ tuy cùng độ tuổi nhưng khả năng tiếp thu của trẻ không đồng đều. Trẻ bị ảnh hưởng bởi cuộc sống hiện đại như: Internet, tivi, các trò chơi điện tử. Một số trẻ sống trong môi trường quá bao bọc khiến trẻ quen dựa dẫm, không có tính tự lập, ích kỷ, lãnh cảm với môi trường xung quanh
  3. - Nhiều phụ huynh hiện nay cho con em mình chơi, nghịch điện thoại di động, xem ti vi nhiều như vậy các bậc phụ huynh đã vô tình biến con mình thành người nhút nhát, thụ động chỉ biết đến mình, không chịu giao tiếp ứng xử đối với người xung quanh dẫn đến một số trẻ bị tự kỉ. III. Mô tả giải pháp kỹ thuật III.1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến “Xung quanh ta có bao điều kì lạ, mà sao ta biết chẳng bao nhiêu”. Đó là một câu hát quen thuộc với mọi người. Câu hát đã nói lên thế giới xung quanh ta rất bao la rộng lớn. Nó bao gồm tất cả sự vật, hiện tượng, cây cỏ, con vật, các vấn đề về tự nhiên và xã hội. Chúng ta không thể đi đến tất cả mọi nơi, không thể tận mắt nhìn thấy mọi sự vật, hiện tượng nhưng con người luôn có khát vọng muốn được khám phá, tìm hiểu thế giới xung quanh ta, đó chính là môi trường sống của con người. Nó lại là một kho tàng kiến thức vô tận ảnh hưởng tới sư tồn tại và phát triển của con người, cho nên con người luôn có nhu cầu khám phá thế giới xung quanh thông qua các hoạt động để có thể có những hiểu biết về thế giới, cải tạo thế giới nhằm phục vụ chính cuộc sống của con người. Nhu cầu tìm hiểu, khám phá về thế giới xung quanh của con người đã xuất hiện ngay từ khi còn nhỏ. Từ khi trẻ ra đời đã muốn ngắm nhìn xung quanh và nhu cầu khám phá hình thành. Càng lớn, nhu cầu đó càng tăng lên. Nhưng vì trẻ nhỏ chưa có vốn sống, vốn kinh nghiệm, trẻ chưa tự khám phá về thế giới xung quanh nên người lớn phải giúp đỡ trẻ, phải tổ chức, hướng dẫn trẻ tham gia vào các hoạt động nhằm cho trẻ làm quen, khám phá về môi trường xung quanh. Khi trẻ được làm quen với thế giới xung quanh sẽ giúp trẻ tích lũy được kiến thức, kĩ năng về tự nhiên và xã hội, giúp trẻ được phát triển về các mặt: Đức – Trí - Thể - Mĩ - Lao động. Thông qua việc tổ chức cho trẻ được hoạt động khám phá, trẻ sẽ được phát triển toàn diện các mặt, nhân cách được hình thành và phát triển. Đây là mục đích hàng đầu của giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng. Bởi vậy, việc trẻ được khám phá, được làm quen với môi trường xung quanh là một việc làm thiết thực, rất cần thiết và cần đưa đến có hệ thống từ độ tuổi nhà trẻ tới các lứa tuổi tiếp theo. Dựa trên đặc điểm tâm lí, nhận thức của trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ Mẫu giáo lớn nói riêng, các nhà tâm lí học, giáo dục học đã chỉ ra rằng, quá trình tìm hiểu môi trường xung
  4. quanh được tổ chức mang tính chất khám phá, trải nghiệm theo phương thức “học mà chơi, chơi mà học”, là phù hợp hơn cả đối với trẻ. Đặc biệt, việc sử dụng thí nghiệm đơn giản luôn tạo cho trẻ sự hứng thú, kích thích trẻ tích cực hoạt động, phát triển ở trẻ tính tò mò, ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi, phát triển óc quan sát, phán đoán và các năng lực hoạt động trí tuệ, .từ đó mà nâng cao hiệu quả của quá trình tìm hiểu môi trường xung quanh. Tổ chức cho trẻ hoạt động khám phá xung quanh từ lâu đã được đưa vào chương trình Giáo dục Mầm non. Trong thực tế, các giáo viên Mầm non đã rất quan tâm, đã biết cách tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động khám phá và đạt được một số hiệu quả nhất định. Đó là trẻ đã có những kiến thức, hiểu biết về một số sự vật, hiện tượng xung quanh như biết tên gọi, đặc điểm, lợi ích của các sự vật, hiện tượng, thông qua đó cũng đã hình thành cho trẻ một số kĩ năng nhằm phát triển toàn diện cho trẻ. Thực tiễn đổi mới giáo dục mầm non hiện nay cũng cho thấy thí nghiệm đơn giản đã dần được sử dụng như một phương pháp, phương tiện hữu hiệu trong quá trình tổ chức cho trẻ khám phá, tìm hiểu môi trường xung quanh. Nhưng thực tế cũng tồn tại một vấn đề khác, đó là các giáo viên thường rất ngại việc tổ chức hoạt động khám phá cho trẻ, nhiều giáo viên chỉ nghĩ đơn thuần các hoạt động khám phá chỉ tổ chức trong giờ hoạt động chung và rất khó khăn trong việc tìm các hoạt động phù hợp để trẻ tích cực khám phá và lĩnh hội kiến thức. Số lượng trò chơi chưa nhiều, nội dung nghèo nàn, ít hấp dẫn đối với trẻ, thí nghiệm lại được thiết kế sẵn mang nhiều tính khuôn phép. Giáo viên mới sử dụng các trò chơi ít ỏi trên “tiết học”, trẻ ít được tổ chức làm thí nghiệm. Giáo viên còn lúng túng trong việc thiết kế và sử dung thí nghiệm linh hoạt, mang tính phát triển, phù hợp với đặc điểm cá nhân trẻ và điều kiện thực tiễn của trường lớp, địa phương. Từ đó dẫn tới các kiến thức của trẻ nắm bắt được chưa chắc chắn, trẻ hay quên, hay nhầm lẫn giữa các sự vật, hiện tượng, các kĩ năng của trẻ chưa được rèn luyện dẫn tới hiệu quả giáo dục chưa cao. Điều đó cũng có nghĩa là chúng ta chưa hình thành được một thói quen chủ động, thích tự trải nghiệm, tự khám phá về thế giới xung quanh. Thói quen ấy lúc này đây chỉ là sợi tơ nhện nhưng mai này nó sẽ là sơi dây cáp của cuộc đời, sẽ là “cây đời” để mỗi người sáng tạo, đi tìm chân lí. Trò chơi học tập và thí nghiệm về môi trường xung quanh cần được thiết kế hướng tới thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non nói chung, mục tiêu trẻ Mẫu giáo lớn hoạt động khám phá
  5. nói riêng. Vì vậy, các yếu tố của trò chơi học tập và các thí nghiệm hoạt động khám phá cần hướng và làm giàu biểu tượng về sự vật, hiện tượng, phát triển kĩ năng nhận thức và hành động, giáo dục trẻ có thái độ đúng đắn với môi trường xung quanh. - Một số giáo viên chưa mạnh dạn trong việc tổ chức các hoạt động khám phá. - Môi trường và các đồ dùng, đồ chơi chưa mang tính động để gây hứng thú cho trẻ và kích thích trẻ tìm tòi, khám phá - Phương pháp mà giáo viên sử dụng để tổ chức cho trẻ khám phá khoa học chủ yếu là phương pháp trực quan và dùng lời nên việc truyền thụ những kiến thức khoa học trừu tượng cho trẻ gặp nhiều khó khăn. - Với trò chơi học tập cần đảm bảo cho trẻ được vui chơi vui vẻ, tự do, tự nguyện. Cần theo hướng mở đáp ứng các mức độ nhận thức khác nhau của trẻ. - Với các thí nghiệm phải dễ thực hiện, không đòi hỏi các điều kiện đặc biệt, cần tiến hành trong khoảng thời gian nhất định, không kéo dài quá lâu sẽ làm trẻ quên mất những gì xảy ra ban đầu. - Nhận thức của trẻ không đồng đều. - Một số đồ dùng đồ chơi để tổ chức cho trẻ chơi, thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh còn ít và đơn điệu. III.2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến Để các kiến thức về môi trường xung quanh và sự ham thích khám phá đến với trẻ một cách tự nhiên, tôi đã triển khai song song và đồng bộ những biện pháp sau: * Giải pháp 1: Bồi dưỡng năng cao nhận thức - Về giáo viên: Trong năm học vừa qua, tôi luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao về chuyên môn của Phòng giáo dục - đào tạo Đông Hưng cũng như của BGH nhà trường. Bản thân tôi là giáo viên đứng lớp lâu năm, có trình độ chuyên môn và khả năng cập nhật với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, thường xuyên được học tập và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Nâng cao nhận thức và trình độ của bản thân thông qua
  6. việc học tập và học hỏi đồng nghiệp, tự học đồng nghiệp qua các tiết dạy hay, có quy mô, qua các chuyên đề và lớp bồi dưỡng hè thường xuyên do phòng, trường tổ chức từ đó rút ra kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn cho bản thân ngày càng vững vàng hơn. Luôn sưu tầm, học tập sáng tạo các hình thức tổ chức phù hợp để tiết học hay hơn. Sưu tầm các đồ chơi, các nguyên vật liệu, thông qua đó cho trẻ được tiếp xúc với môi trường nghệ thuật. Xây dựng góc tuyên truyền và tuyên truyền với các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của hoạt động khám phá để trẻ tự tin, mạnh dạn, phát huy khả năng tư duy, sáng tạo hơn từ đó vận động phụ huynh hỗ trợ thêm đồ dùng, nguyên vật liệu. - Đối với trẻ: Vào đầu năm học, đa số trẻ chưa có thói quen tập trung trong các hoạt động vì thời gian nghỉ hè của trẻ đã được tự do chơi với gia đình, có những trẻ mới đến trường nên khi tham gia vào các hoạt động trẻ cũng chưa thật sự chú ý, trẻ còn nói chuyện, tự do đi lại. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tập trung tư duy, kỹ năng thực hiện hoạt động của trẻ. Vậy nếu tôi không đưa trẻ vào nề nếp thì khi trẻ tham gia vào các hoạt động sẽ không đạt hiệu quả cao. Khi trẻ có nề nếp tốt thì trẻ sẽ có sự tập trung chú ý cao, hứng thú, say mê, chú ý quan sát, lắng nghe, có trí tưởng tượng sáng tạo trong hoạt động. Trẻ biết thực hiện nề nếp giờ nào việc nấy, có thói quen chú ý lắng nghe thì trẻ mới có thể hiểu được những hướng dẫn, yêu cầu của cô dần dần trẻ mới có được các kỹ năng cần thiết khi thực hiện các hoạt động. Thời gian đầu tôi phải đưa ra những nội quy của lớp, yêu cầu trẻ phải cùng nhau nhớ nội quy của cô, thực hiện và kiểm soát lẫn nhau. Tôi chia lớp ra thành tổ, các nhóm nhỏ để dễ kiểm soát và có điều kiện hướng dẫn các kỹ năng tới từng trẻ. Tôi sắp xếp xen kẽ lẫn những trẻ nhanh nhẹn gần trẻ nhút nhát, chậm chạp, giao nhiệm vụ cho trẻ khá kèm trẻ yếu, có nhận xét động viên kịp thời những trẻ tích cực có tiến bộ. Chia tổ, đặt tên cho tổ “tổ chim non, tổ bướm vàng, tổ thỏ hồng” và bầu ra tổ trưởng để quán xuyến, nhắc nhở thành viên của mình. Khi tôi tổ chức cho trẻ hoạt động theo nhóm trẻ đã biết cách trò chuyện, thảo luận với nhau cùng nhau thực hiện các yêu cầu của cô. Tôi luôn động viên trẻ trong tiết học, uốn nắn tác phong ngồi học cho trẻ, trẻ ngồi đúng tư thế, không nói chuyện, không nói leo, nói phải xin phép cô, nói rõ ràng, mạch lạc, đủ câu. Hướng dẫn trẻ cách chú ý lắng nghe, hiểu và thực hiện các
  7. yêu cầu của cô, khuyến khích trẻ mạnh dạn trao đổi nhờ cô hướng dẫn những chỗ chưa biết thực hiện với phương châm “Chưa biết mới phải đi học, chăm học thì sẽ giỏi”. Tôi cũng tập trung quan sát gần gũi, nhẹ nhàng, nghiêm khắc rèn trẻ tạo cho trẻ nề nếp, thói quen và kỹ năng thực hiện các hoạt động. Công việc này tôi đã phối hợp đều tay thường xuyên với giáo viên cùng lớp, thời gian đầu ngoài những giờ hoạt động học chúng, tôi tích cực tổ chức lôi cuốn trẻ vào các hoạt động chiều thường xuyên nên chỉ sau một tháng trẻ đã có những tiến bộ rõ nét khi tham gia các hoạt động, trẻ có nề nếp, có thói quen, bước đầu có một số kỹ năng thực hiện các yêu cầu của cô và điều này cũng khích lệ tôi tích cực tổ chức các hoạt động cho trẻ. Khi trẻ đã có những nề nếp thói quen kỹ năng thực hiện các hoạt động thì việc tổ chức các hoạt động cho trẻ không còn gặp nhiều khó khăn như trước, trẻ đã chú ý lắng nghe biết tập trung tư duy suy nghĩ và thực hiện các yêu cầu của hoạt động. *Giải pháp 2: Sử dụng phương pháp lấy trẻ làm trung tâm Sử dụng phương pháp hướng dẫn phải dựa vào trẻ, lấy trẻ làm trung tâm là một phương pháp vô cùng quan trọng trong quá trình phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ trong quá trình hoạt động khám phá. Cô giáo háy để trẻ tự thực hiện và khuyến khích trẻ sáng tạo. Trong quá trình hoạt động khám phá trẻ cần được động viên để thể hiện ý muốn, hiểu biết cảm xúc, tình cảm của mình đối với sự vật, hiện tượng xung quanh bằng cách lựa chọn. Trẻ cần được tự thể hiện với những phương tiện khám phá khác nhau. Tăng cường những câu hỏi gợi mở để trẻ tự miêu tả những gì trẻ biết và có thể làm, luôn tạo ra những tình huống để kích thích để trẻ tìm tòi, sáng tạo. Khi cho trẻ quan sát mẫu ngoài những câu hỏi như là: ai? Cái gì ? Màu gì? Dạng gì? Có thể hỏi những câu hỏi mở dạng: vì sao? Như thế nào? Cô không nên lạm dụng các sản phẩm và làm mẫu, càng ít làm mẫu và sử dụng vật mẫu sẽ càng kích thích trẻ tích cực tư duy, tìm kiếm cách thể hiện. Trong trường hợp yêu cầu làm mẫu, thay vì thực hiện mẫu ngay, tôi gợi mở trẻ suy nghĩ bằng các câu hỏi. Trong quá trình trẻ thực hiện Tôi luôn động viên, khuyến khích trẻ sáng tạo ra các sản phẩm đẹp và đúng với yêu cầu của bài học tôi hỏi trẻ: Con dùng nguyên liệu gì? Con định làm gì? Vì sao con lại làm như vậy? Giải pháp 3: Xây dựng các nguyên tắc sưu tầm và thiết
  8. kế một số thí nghiệm phù hợp với trẻ 5 - 6 tuổi Để có thể thiết kế và sưu tầm được những thí nghiệm có chất lượng, hiệu quả với trẻ, tôi đã dựa trên 1số quy tắc sau: - Đảm bảo tính mục đích: Thí nghiệm về sự vật hiện tượng cần được thiết kế hướng tới thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non nói chung, mục tiêu trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi hoạt động khám phá nói riêng. Vì vậy, các yếu tố của các thí nghiệm hoạt động khám phá cần hướng đến làm giàu biểu tượng về sự vật, hiện tượng, phát triển kĩ năng nhận thức và hành động, giáo dục trẻ có thái độ đúng đắn với sự vật hiện tượng. - Đảm bảo tính phù hợp: Cần thiết kế thí nghiệm hoạt động khám phá phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi nói chung và đặc điểm nhận thức của trẻ về hoạt động khám phá nói riêng. - Đảm bảo được tính hấp dẫn để phát huy được tính tích cực, tự do, tự nguyện tham gia vào thí nghiệm của trẻ. - Đảm bảo tính phổ biến: Có thể sử dụng rộng rãi ở các địa phương, các trường khác nhau, dễ sử dụng, vật liệu, đồ chơi đơn giản, dễ kiếm, dễ làm. - Đảm bảo tính đa dạng: + Đa dạng về nội dung để hình thành ở trẻ không chỉ kiến thức, kĩ năng môi trường xung quanh mà còn giáo dục trẻ cả thái độ nhân văn đối với môi trường đồng thời có thể lồng ghép nội dung các lĩnh vực khác vào thí nghiệm một cách nhẹ nhàng như đong, đo, đếm, nhận biết chữ số, hát, vận động. + Đa dạng về hình thức tổ chức: cả lớp, theo nhóm, cá nhân. Tôi cũng đặt ra một số yêu cầu sau đối với việc thiết kế và sưu tầm các thí nghiệm đơn giản cho hoạt động khám phá cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi: - Với các thí nghiệm: + Phải đảm bảo tạo ra sự thay đổi rõ ràng để giúp trẻ nhận biết. + Dễ thực hiện, không đòi hỏi các điều kiện đặc biệt, là những hiện tượng thường diễn ra trong cuộc sống xung quanh trẻ. + Phải đảm bảo tính nhân văn, không gây thiệt hại cho vật làm thí nghiệm, không làm tổn thương đến tâm hồn của trẻ.
  9. + Thí nghiệm cần được tiến hành trong khoảng thời gian nhất định, không thiết kế các thí nghiệm có thời gian kéo dài quá lâu vì dễ làm trẻ quên mất những gì xảy ra ban đầu. + Phải đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình làm thí nghiệm (an toàn về dụng cụ, vật liệu, ). + Để các kiến thức về môi trường xung quanh và sự ham thích khám phá đến với trẻ một cách tự nhiên, tôi đã triển khai song song và đồng bộ những thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1: Núi lửa phun trào * Mục đích : Thông qua các thí nghiệm khoa học, trẻ có thể học hỏi, tìm tòi, sáng tạo, phát triển tư duy; tiếp thu, các kĩ năng trong cuộc sống. * Chuẩn bị : Bột banking soda, giấm. - Cốc nhựa/ Cốc giấy. - Màu nước, giấy màu. * Cách tiến hành Đầu tiên các bạn cần cắt giấy màu dàn xung quanh chiếc cốc nhựa hoặc cốc giấy để làm núi lửa. Đặt núi lửa vào một cái khay để tránh "dung nham" tràn ra ngoài. Tiếp theo, cho banking soda vào trong núi lửa. Pha màu nước với giấm vào 1 chiếc cốc, sau đó đổ vào trong núi lửa. * Giải thích hiện tượng: Là do giấm tiếp xúc với baking soda đã tạo ra một phản ứng hóa học. Kết quả nó sinh ra nước và khí cacbonic. Carbon dioxide đã hình thành bọt khí núi lửa. Chính vì thế, hiện tượng “phun trào" của núi lửa xuất hiện. Thí nghiệm 2: Cây hút nước như thế nào? * Mục đích : Giúp trẻ nhận biết được sự hút nước của cây. * Chuẩn bị : Một lọ đựng nước trong Một lọ đựng nước có pha màu đỏ. Hai cành cây hoặc hoa (cúc trắng, huệ, cây cần tây, cải thảo ) * Cách tiến hành : Cô tổ chức chơi trò chơi nhẹ nhàng, gây hứng thú cho trẻ. Sau đó, cô mang ra 2 lọ nước (1lọ đựng nước trong, 1lọ đựng nước đỏ) và 2 cành hoa cúc, huệ hoặc cần tây. Cô nêu câu hỏi để trẻ suy nghĩ và dự đoán kết quả xảy ra khi cô cắm 2 cành cây vào 2 lọ nước này.
  10. - Cắm 2 cành cây (hoa) vào 2 lọ nước. - Sau 3 - 4 ngày cho trẻ quan sát, so sánh và nhận xét kết quả. * Kết luận: Cành cây (hoa) cắm trong lọ nước màu hút chất lỏng từ dưới lên trên làm hoa và gân lá chuyển sang màu khác. Vì cây hút nước và nước màu đã được thân cây, cành cây vận chuyển lên nhuộm màu cho lá và hoa, cây cải thảo, hoa hoạt động sẽ đưa nước đi vào các ống nhỏ của lá cây khiến cho là cây bị cắm vào những chiếc ly có phẩm màu sẽ chuyển màu theo đúng màu sắc của chiếc ly chứa phẩm màu. Hiện tượng này có thể xảy ra với cả hoa, cỏ và thân cây. Thí nghiệm 3: Trứng nổi trên nước * Mục đích : Giúp trẻ nhận biết được trứng nổi trên nước. * Chuẩn bị: 2 quả trứng, 2 ly nước, Một ít muối. * Cách tiến hành: - Cốc 1: Đổ nước tinh khiết bình thường vào. - Cốc 2: Đổ nước nóng và cho từ 4-5 thìa muối, khuấy để muối tan hoàn toàn. Khi nước nguội trở lại thì ta sẽ thí nghiệm và quan sát hiện tượng. Hiện tượng: Thả một quả trứng vào cốc thứ nhất, bạn sẽ thấy trứng nhanh chóng chìm xuống đáy. Tuy nhiên, khi thả trứng vào hai cốc còn lại, trứng sẽ nổi lên. * Kết luận: - Cốc 1 trứng chìm do: Mật độ phân tử của vỏ trứng lớn hơn nhiều so với nước tinh khiết vì vậy quả trứng chìm xuống đáy cốc. Cốc 2 trứng nổi do: Mật độ phân tử của nước muối cao hơn so với vỏ trứng, do đó quả trứng được các phân tử nước muối nâng đỡ nên không thể chìm xuống được. Thí nghiệm 4: Nước đá biến đi đâu? * Mục đích : Giúp trẻ hiểu được sự tan ra của nước khi nhiệt độ ấm lên (quá trình đá tan thành nước). * Chuẩn bị : 1cục nước đá (bằng quả trứng vịt); hai cốc nước ấm (đổ vơi khoảng nửa cốc từ 40ºC - 50ºC) * Cách tiến hành :